Những ngành tuyển sinh "bết bát"
Tại Hội nghị tuyển sinh Đại học, Cao đẳng (ĐH, CĐ) mới đây, PGS.TS Nguyễn Thu Thủy, Vụ trưởng Vụ Giáo dục
Đại học, Bộ GD&ĐT cho biết, năm 2022, số cơ sở đào tạo tuyển kém là
64/330 tổng số ngành; số ngành tuyển kém/tổng số ngành là 94/440.
Trong
3 năm qua, các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản chỉ tuyển sinh đạt
49,10%; khoa học sự sống 57,92%; khoa học tự nhiên 59,43%; dịch vụ xã
hội 61,36%.
Bộ GD&ĐT cho rằng, các cơ sở đào tạo tuyển sinh
kém chủ yếu do một số nguyên nhân: Các trường chưa đủ uy tín, thương
hiệu để hấp dẫn thí sinh; do vị trí địa lý, sự cạnh tranh khi chỉ tiêu
hàng năm tăng; lĩnh vực đào tạo thí sinh ít có nhu cầu theo trào lưu xã
hội, ngành đào tạo hẹp; ngành mới thí điểm đào tạo, ngành thiếu hấp dẫn
về cơ hội việc làm và phát triển nghề nghiệp.
Mức độ cạnh tranh giữa các trường đại học cũng như giữa các ngành ngày càng gia tăng.
Theo
lãnh đạo Bộ GD&ĐT, các trường đại diện cần tập trung điều kiện bảo
đảm chất lượng đào tạo để thu hút thí sinh, đây là giải pháp đường dài
để tạo niềm tin cho người học, cho xã hội.
Một số ngành đang tuyển
tốt trong những năm trước được các trường tăng mạnh chỉ tiêu, nhất là
một số trường đại học tư thục, giành thị phần của các trường khác.
Trong
khi đó, một số cơ sở đào tạo xác định chỉ tiêu quá lớn so với khả năng
thu hút thí sinh, dẫn tới kết quả tuyển sinh không như kỳ vọng.
Theo
nhận định của một số chuyên gia tuyển sinh, do bối cảnh kinh tế - xã
hội thay đổi, nhất là của thị trường lao động, cùng với sự khác biệt
trong quan niệm và nhu cầu của giới trẻ dẫn tới xu hướng chọn trường và
chọn ngành của thí sinh có dịch chuyển mạnh trong những năm gần đây.
Cơ
sở đào tạo nếu không nhận biết kịp xu hướng này và có điều chỉnh kịp
thời, phù hợp trong chiến lược phát triển, đổi mới ngành và chương trình
đào tạo, môi trường và phương pháp đào tạo, truyền thông và quảng bá
tuyển sinh sẽ không thu hút được thí sinh vào trường.
Ngược lại,
một số trường nôn nóng mở ngành mới khi chưa phân tích, dự báo tốt yêu
cầu của thị trường lao động và nhu cầu của người học cũng thất bại trong
tuyển sinh các ngành mới.
4 yếu tố hàng đầu khi chọn ngành
Theo
TS Nguyễn Đức Ngọc, Trưởng bộ môn Kỹ thuật ô tô, Trường Đại học Thủy
lợi cho rằng, sở dĩ một số ngành học tuyển sinh "bết bát" là do xu thế
các ngành ấy không còn "hot" nữa.
Nhiều em ngại lao động nặng nhọc
hoặc cho rằng, nhiều ngành đi làm vất vả, lương thấp nên cho dù thực tế
ngành đó rất thiếu nhân lực, rất quan trọng với sự phát triển của đất
nước nhưng các trường hầu như không tuyển sinh nổi.
Về câu hỏi thí
sinh nên chọn ngành hay chọn theo mác trường, TS Ngọc khuyên thí sinh
nên chọn ngành trước. Sau đó, các em tìm hiểu kỹ cơ sở vật chất và việc
đào tạo ngành này ở các trường như thế nào trước khi "xuống bút".
Chia sẻ với PV Dân trí,
một phó hiệu trưởng thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội cho biết, vào câu hỏi
luôn đau đầu thí sinh trước mỗi kỳ thi đại học là nên chọn ngành yêu
thích hay chọn theo mác trường "hot"?
Chuyên gia này cho rằng, có bốn yếu tố tác động đến việc chọn một ngành nghề nào đó của thí sinh.
Thứ
nhất thí sinh căn cứ năng lực học tập, thứ hai ngành học đó mình thích
hay không, thứ 3 các em nên "ngắm nghía" các ngành xã hội cần và cuối
cùng là ngành học đó có mang lại thu nhập không.
Nếu thí sinh nào không có đủ 4 yếu tố trên, ít nhất cũng phải có 3 yếu tố, việc chọn ngành mới phù hợp.
Do
vậy lời khuyên mà phó hiệu trưởng này đưa ra, các em nên chọn ngành
mình thích, thay vì chỉ đua theo mác trường "hot" mà bản thân không
thích hoặc không hội tụ được 3 trong 4 yếu tố trên.
Cũng theo
chuyên gia này, nhiều thí sinh khó khăn khi xác định được mình thích gì.
Vì thế các em có thể test tính cách, tìm thông tin trên mạng xã hội,
tham khảo ý kiến những người đi trước.
Sau khi xác định sở thích,
các em liệt kê tất cả danh sách các trường có ngành mình định thi vào.
Các em có thể phân chia các trường này theo nhóm: Cao- vừa- thấp để chọn
theo đúng năng lực học tập