"Hãy chia sẻ, hãy lên tiếng, đừng im lặng"
Tại
diễn đàn "Điều em muốn nói" với chủ đề phòng, chống bạo lực học đường
được tổ chức chiều 17/5, tại Trường THPT Huỳnh Thúc Kháng (thành phố
Vinh, Nghệ An), nhiều học sinh đã chia sẻ những câu chuyện của bản thân
cũng như bạn bè gặp trong thời gian qua và mong muốn được các chuyên gia
hiến kế để tránh bạo lực học đường.
Em Như Quỳnh, học sinh lớp
8Y, Trường THCS Hà Huy Tập chia sẻ câu chuyện rằng em từng chứng kiến
nhiều vụ bạo lực đường, không chỉ trong trường mà còn ở ngoài trường. Có
lần người bạn của em đi qua một nhóm anh chị và bị gây sự. Nhóm anh chị
này đã hẹn bạn của Quỳnh gặp và xử lý.
"Nhóm
anh chị không muốn nói chuyện mà muốn giải quyết bằng bạo lực. Bạn có
tâm sự với em là không biết làm thế nào. Bạn em đã cố gắng xin lỗi nhóm
anh chị, dù bạn ấy không làm gì sai cả. Em là một người bạn nhưng cũng
không biết làm cách nào để giúp đỡ bạn?", Quỳnh chia sẻ.
Ông Đặng
Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em, Bộ LĐ-TB&XH chia sẻ, câu chuyện của
em Quỳnh là một vấn nạn chung của bạo lực học đường.
"Có một quan
ngại chung, nếu chúng ta càng im lặng, không chia sẻ thì bạo lực, cô lập
càng tiếp diễn và theo xu hướng càng nghiêm trọng. Các em cô đơn, không
biết chia sẻ với ai, không được quan tâm, và cuối cùng các em đã tìm
đến giải pháp tiêu cực nhất đó là chọn cách tự tử. Đó là trường hợp đáng
tiếc, câu chuyện buồn", ông Đặng Hoa Nam nêu quan điểm.
Theo ông
Đặng Hoa Nam, các em chứng kiến bạo lực, nghe bạn bè kể hãy lên tiếng,
chia sẻ với cơ quan, tổ chức, người mà các em tin tưởng nhất, đừng im
lặng. Các em không đơn độc, xung quanh có rất nhiều người sẵn sàng lắng
nghe, chia sẻ.
Về
chia sẻ của học sinh bị cô lập trong lớp, theo ông Đặng Hoa Nam, đây là
câu chuyện thường thấy, hình thức phổ biến của bạo lực học đường là cô
lập, tạo áp lực để xa lánh những người không thích.
Ông Đặng Hoa
Nam đưa ra một số giải pháp, các em cần tìm đến một người tin cậy để
chia sẻ, tạo trạng thái cân bằng về tâm lý. Bởi nếu bị mất cân bằng dẫn
tới không giải quyết được thì dễ sa vào hành vi lệch lạc rất nguy hiểm.
Đôi khi chỉ là những tình huống bình thường nhưng nếu không được giải
quyết kịp thời sẽ dẫn tới những vụ việc đau lòng.
Các em có thể
gọi đến số 111 là số của tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em. Đây
là đường dây nóng tiếp nhận những thông tin tố giác hành vi bạo lực trẻ
em.
Tuy nhiên, tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em còn có
chức năng khác là đường dây tư vấn, tháo gỡ những vướng mắc, giải quyết
khó khăn. Những nhân viên tư vấn sẵn sàng hỗ trợ 24/24h.
Không chỉ
có một kênh giao tiếp qua điện thoại, tổng đài điện thoại quốc gia bảo
vệ trẻ em còn có fanpage 111. Điều khác biệt của tổng đài điện thoại
quốc gia bảo vệ trẻ em là các em được bảo mật thông tin, chỉ chia sẻ
thông tin với chuyên gia, giúp các em giải quyết các vấn đề.
Tuy nhiên, về lâu dài, ông Đặng Hoa Nam cho rằng, các em cần trang bị thêm kỹ năng sử dụng môi trường mạng.
Bạo lực gia đình đang diễn biến rất phức tạp
Tại
diễn đàn, một cô giáo đặt câu hỏi tới ông Đặng Hoa Nam: "Trong trường
hợp có một học sinh đang bị bạo lực gia đình, vì một lí do em không chia
sẻ thông tin đó tới giáo viên của mình. Trong trường hợp này tôi cần
làm gì?".
Theo
ông Đặng Hoa Nam, cùng với bạo lực trong trường học, bạo lực gia đình
đang diễn biến rất phức tạp. Nguy cơ bạo lực với trẻ em đến từ chính
những người gần gũi nhất với các em nên bạo lực học đường và bạo lực gia
đình rất khó phát hiện, giải quyết, xử lý, tuy rất phổ biến.
Chính
vì vậy, bắt buộc chúng ta phải giúp đỡ học sinh của mình để giảm những
tổn hại cho các em, giúp các em vượt qua những bạo lực đó.
Trong trường hợp này, giáo viên có trách nhiệm bảo mật thông tin cho học sinh của mình.
Thông
qua những tin nhắn, cuộc gọi các em học sinh của tổng đài quốc gia, số
bạo lực là hình thức xâm hại năm 2022 tăng nhẹ so 2021. Năm 2023, theo
số liệu thống kê thì bạo lực liên quan đến học đường chiếm 17%, tăng 11%
so với cùng kỳ 2022.
"Hiện nay, pháp luật Việt Nam quy định
rất rõ trách nhiệm các bên liên quan, đặc biệt là nhà trường, giáo
viên, các cơ quan chức năng trước hết phải bảo mật thông tin, sau đó là
kết nối với đơn vị tư vấn, chính quyền, cơ quan bảo vệ trẻ em cũng có
thể trợ giúp cho học sinh đó. Nếu chỉ là giáo viên, nhà trường thì rất
khó có thể giúp học sinh chia sẻ, giúp các em vượt qua được những khó
khăn, vấn đề bạo lực đó", ông Đặng Hoa Nam chia sẻ.
Ông Nam nhắc
lại, tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111 cũng là một kênh để chia sẻ
thông tin kịp thời. Có thể giúp giáo viên, nhà trường kết nối cơ quan
chức năng, cơ quan có thẩm quyền, chuyên gia tìm phương án phù hợp nhất