Trên
đây là yêu cầu của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về
vấn đề học phí và sách giáo khoa cho năm học mới. Sau cuộc họp này, Văn
phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 176/TB-VPCP ngày 15/5/2023
nêu kết luận của Phó Thủ tướng.
Theo đó, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ
GD&ĐT chủ động thực hiện các giải pháp bảo đảm đầy đủ sách giáo
khoa, không để hiện tượng khan hiếm, thiếu sách giáo khoa cho năm học
mới 2023-2024.
Các đơn vị kịp thời thông tin về tiến độ in, phát hành sách giáo khoa các lớp để nhân dân yên tâm, tạo sự đồng thuận xã hội.
Theo
Phó Thủ tướng, sách giáo khoa cho năm học mới là vấn đề quan trọng được
phụ huynh, học sinh, các nhà trường và xã hội hết sức quan tâm, đặc
biệt thời điểm chuẩn bị bước vào năm học mới.
Phó Thủ tướng yêu
cầu Bộ Tài chính rà soát, thông tin về kết quả kê khai giá sách giáo
khoa lớp 4, lớp 8 và lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới để các địa phương lựa chọn, đăng ký nhu cầu mua sách giáo khoa bảo đảm kịp thời.
Ghi nhận của PV Dân trí năm học trước, mặc dù bước vào năm học mới hơn nửa tháng nhưng nhiều phụ huynh
ở Hà Nội, TP Hồ Chí Minh vẫn phải chạy đôn chạy đáo tìm mua sách giáo
khoa, nhất là một số môn học mới như tiếng Anh, Mỹ thuật, sách chuyên
đề…
Ở Hà Nội, không những thiếu SGK một số lớp thuộc chương trình
mới mà còn thiếu sách của một số môn chuyên đề như trải nghiệm, giáo dục
địa phương và một số lớp cận chương trình mới như: Lớp 4, lớp 11. Nhiều
phụ huynh ở Hà Nội phải photo các sách này vì không thể tìm mua cho
con.
Được biết năm ngoái, danh mục SGK đã được Bộ GD&ĐT duyệt
gồm bộ "Cánh Diều", "Kết nối tri thức và cuộc sống" và "Chân trời sáng
tạo". Sách tiếng Anh cũng được chọn từ nhiều đầu sách.
Nếu các
trường chọn mỗi bộ một đầu SGK, cộng với SGK tiếng Anh nghĩa là gia đình
đó phải tìm đúng 4 bộ khác nhau mới đủ đầu SGK cho con.
Phụ huynh
nào không đăng kí mua sớm theo kênh của nhà trường, hầu như đều rơi vào
tình trạng chạy đôn chạy đáo đi tìm từng cuốn cho đủ bộ. Trong số đó,
SGK tiếng Anh và Mỹ thuật khó tìm mua nhất.
Không
riêng Hà Nội, sau khai giảng, hơn 507.000 học sinh TPHCM trong tổng số
hơn 707.000 em có nhu cầu SGK nhận được sách. Toàn thành phố có hơn
200.000 học sinh (chiếm tỷ lệ 17,35%) chưa có SGK.
Trong đó, học sinh tiểu học có gần 148.000 em, THCS gần 42.000 trường hợp chưa có SGK.
Theo
lý giải của NXB Giáo dục Việt Nam, sở dĩ việc cung ứng SGK chậm hoặc
thiếu sách cục bộ là do việc công bố danh mục SGK lớp 3, 7, 10 lựa chọn
sử dụng trong nhà trường diễn ra chậm hơn nhiều so với thời gian quy
định.
Đặc biệt, đối với SGK lớp 10, ở nhiều môn học, học sinh lựa
chọn từ các tổ hợp môn học khác nhau nên các tên sách cụ thể và số lượng
tương ứng phụ thuộc rất nhiều vào sự lựa chọn của các em tại từng nhà
trường, từng địa phương cụ thể. Về phía các NXB cũng có tình trạng xuất
bản cầm chừng