Đó là chia sẻ của
diễn giả tại Hội thảo "Hành trình khởi nghiệp từ THPT" diễn ra vào chiều
15/4, tại Trường THPT Đào Duy Từ, thành phố Thanh Hóa do Học viện Nông
nghiệp Việt Nam phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa tổ chức.
Theo
ông Trần Văn Thức, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa, Hội thảo
hứa hẹn sẽ trang bị những kiến thức bổ ích cho học sinh, "tiếp lửa" cho
những đam mê, là "bệ phóng" thành công cho các em học sinh THPT có ý
tưởng sáng tạo và nhiệt huyết khởi nghiệp của tỉnh Thanh Hóa.
GS.TS
Phạm Văn Cường, Phó Giám đốc Học viện Nông nghiệp Việt Nam cho biết,
nhiều năm qua, Học viện đặc biệt quan tâm đến công tác khởi nghiệp trong
sinh viên. Từ năm 2014 đến nay, Học viện Nông nghiệp Việt Nam là đơn vị
đăng cai tổ chức cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo thu hút hơn
1.250 dự án khởi nghiệp từ hàng trăm trường đại học, cao đẳng, THPT, các
địa phương tham gia.
Việc tổ chức Hội thảo "Hành trình khởi
nghiệp từ THPT" nhằm ươm mầm, nuôi dưỡng và khơi dậy những ý tưởng, niềm
đam mê khởi nghiệp ngay từ THPT cho các em học sinh.
Tại hội
thảo, các diễn giả đã trao đổi, thảo luận, cung cấp nhiều thông tin bổ
ích về khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo; về hoạt động đào tạo của Học viện
Nông nghiệp Việt Nam như: Tham luận về "Nhu cầu nguồn nhân lực trong
cách mạng công nghiệp 4.0"; "Hoạt động khởi nghiệp và Kỳ thi kiến thức
công nghệ và khởi nghiệp sáng tạo của Học viện Nông nghiệp Việt Nam";
chia sẻ về kinh nghiệm khởi nghiệp của đại diện doanh nghiệp.
Theo
ông Nguyễn Minh Quang, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn FEC, không có
ngành nào "hot" hơn ngành nào; thích và đam mê không giống nhau và đặc
biệt là không nhất thiết phải ra trường mới khởi nghiệp được. Sinh viên
chọn ngành dựa trên đam mê, năng lực sẽ có xu hướng tập trung trau dồi
đầy đủ kiến thức chuyên môn và kỹ năng thực hành chuyên nghiệp. Từ đó,
có thể nâng cao tri thức khoa học, gia tăng khả năng làm việc độc lập,
sáng tạo và ươm mầm khởi nghiệp.
Theo diễn giả, điều quan trọng
nhất là nên chọn ngành phù hợp chứ đừng chọn trường theo độ "hot". Trong
quá trình học đại học, bạn sẽ dần xác định được nghề nghiệp, công việc
mong muốn dựa trên sở thích, tính cách, ngoại hình bản thân cũng như xu
hướng thị trường, nhu cầu lao động.
Đối với hành trình khởi nghiệp
từ việc thành lập công ty đã, đang là hướng đi được nhiều bạn trẻ quan
tâm. Tuy nhiên, hành trình khởi nghiệp sẽ gặp những khó khăn cơ bản như:
Vốn ít, thiếu kinh nghiệm chuyên môn, thiếu kinh nghiệm quản lý. Do đó,
đối với các bạn học sinh, sinh viên khởi nghiệp từ việc thành lập công
ty cần phải dùng tất cả sự quyết tâm, nhiệt huyết của tuổi trẻ; sự hỗ
trợ từ bạn bè, thầy cô… để đưa công ty tăng trưởng và vượt qua khó khăn.
Nên
học ngành nghề nào để sau khi ra trường có nhiều cơ hội việc làm, không
bị thất nghiệp trong thời đại 4.0 là câu hỏi của nữ sinh Phạm Ánh Ngọc,
lớp 12B8, Trường THPT Đào Duy Từ.
Bà Bùi Thị Thanh - Phó Giám đốc
Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa cho rằng, các em học sinh cần đánh giá
năng lực, sở trường của bản thân kết hợp với sự đánh giá, nhìn nhận của
thầy, cô và gia đình. Bên cạnh đó, các em nên tìm hiểu nhu cầu của xã
hội, không chạy theo trào lưu