"Chữa
lành" đang là từ khóa được nhiều người quan tâm và trở thành xu hướng
trong thời gian qua, đặc biệt đối với giới trẻ. Dạo một vòng trên các mạng xã hội như Facebook, TikTok hay Instagram, không khó để thấy "chữa lành" đang hiện diện trong nhiều góc cạnh của cuộc sống.
Do vậy, không ít bạn trẻ đặt câu hỏi, muốn làm những nghề chữa lành cho mọi người sẽ chọn ngành nào?
Học cách "chữa lành" cùng ngành tâm lý học
ThS
Lê Thị Hằng, Trưởng bộ môn tâm lý, Trường Đại học Nguyễn Tất Thành
(NTT) cho hay từ khóa "How to heal" (làm sao để chữa lành) là câu hỏi
được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới, đạt mức cao nhất mọi thời
đại.
Thậm chí, Liên Hợp Quốc đã đưa ra thông điệp cho năm 2021 là
năm của sự chữa lành. Và đến nay, năm 2024, có rất nhiều người trên
toàn cầu vẫn đang trên hành trình để xoa dịu những tổn thương của mình.
Theo
Tổ chức Y tế thế giới, tỷ lệ người dân gặp vấn đề về sức khỏe tâm thần
đang có xu hướng gia tăng. Thống kê tại Việt Nam tỷ lệ mắc rối loạn tâm
thần thường gặp là 14,9% dân số tương đương gần 15 triệu người.
Trước thực trạng đó, bà Hằng chia sẻ sinh viên có thể học cách "chữa lành" vết thương tâm lý cùng ngành tâm lý học.
Hiểu
một cách đơn giản, tâm lý học là ngành khoa học nghiên cứu tâm trí và
hành vi, cụ thể ở đây là ý chí, cảm xúc, nhận thức và hành động của mỗi
con người. Ngoài ra, tâm lý học cũng chú tâm đến sự ảnh hưởng của hoạt
động thể chất, trạng thái tâm lý, và các yếu tố bên ngoài lên hành vi và
tinh thần của con người.
Sinh viên theo học ngành tâm lý tại NTT
được đào tạo theo hướng tham vấn và trị liệu. Bên cạnh đó, sinh viên
còn được trang bị thêm những kỹ năng như giao tiếp, lắng nghe, xử lý
tình huống…
Bà Nguyễn Thị Tuyết Hương, Phó giám đốc Trung tâm
Tuyển sinh, Trường Đại học Hoa Sen (HSU), cho biết nhà trường đã tổ chức
nhiều chương trình, sự kiện để trao đổi cùng sinh viên về "chữa lành".
Theo
bà Hương, hiện nay, giới trẻ rất quan tâm tới từ khóa này và sinh viên
nhiều ngành nghề trong trường đang phát triển theo hướng nghề nghiệp
này.
Trong đó, ngành tâm lý tại Trường Đại học Hoa Sen được đào
tạo với 3 hướng chuyên ngành. Hướng ngành tham vấn trị liệu trang bị cho
sinh viên nền tảng kiến thức và kỹ năng để hỗ trợ đắc lực cho thân chủ
giải quyết các mối quan hệ xã hội và những khó khăn về tâm lý cá nhân.
Hướng ngành tham vấn hướng nghiệp
phát triển năng lực chuyên môn cho sinh viên để hỗ trợ đắc lực cho thân
chủ một cách hiệu quả trong việc khám phá, lựa chọn và phát triển nghề
nghiệp.
Hướng ngành tâm lý doanh nghiệp
tập trung hỗ trợ từng cá nhân, các nhóm, đơn vị, tổ chức phát triển
toàn diện là làm đầy những "khiếm khuyết" của bản thân, đây chính là
"chữa lành" về sức khỏe tinh thân cho con người. Chương trình đào tạo
ngành tâm lý học của HSU tập trung theo hướng ứng dụng tâm lý học theo
định hướng tâm lý học tích cực.
Để làm được điều này, nhà trường
thường xuyên tổ chức cho sinh viên tham gia loạt chuỗi hoạt động như
hội thảo, các workshop chuyên ngành như: Chương trình dịch vụ chăm sóc
sức khỏe tinh thần tại ASEAN, Chuỗi sự kiện Autism Awareness Day - Ngày
nâng cao nhận thức phổ tự kỷ, Ngày nâng cao nhận thức về rối loạn lưỡng
cực, Chuỗi sự kiện Chạm đôi mắt hiểu tâm hồn…
Du lịch, giải trí giúp "chữa lành"
Bên
cạnh lĩnh vực sức khỏe, tâm lý, theo bà Nguyễn Thị Tuyết Hương, nhiều
ngành sẽ phục vụ cho việc "chữa lành" như: Du lịch, khách sạn, nghệ
thuật-giải trí,...
Theo bà, thực tế hiện nay, đặc biệt là sau
đại dịch Covid-19, con người sống "chậm" hơn, quan tâm hơn tới chăm sóc
sức khỏe và hướng đến các hoạt động về sức khỏe thể chất và tinh thần.
"Khái
niệm chữa lành còn được sử dụng khi nói về các loại hình du lịch chăm
sóc sức khỏe. Học ngành dịch vụ sẽ gần với khái niệm này nhất vì khi
khách hàng đi du lịch, khách sạn, tham gia các hoạt động giải trí sẽ
giúp phục hồi trạng thái thể chất và tinh thần", bà Tuyết Hương nói.
Bà
Tuyết Hương còn cho biết thêm, kể cả những ngành không liên quan trực
tiếp tới "chữa lành" cũng có thể "bắt trend" này. Thời gian qua, một số
đồ án tốt nghiệp của sinh viên ngành thiết kế nội thất tại HSU đã lồng
ghép thông điệp chữa lành.
Bà kể tên, thiết kế "The Tree of Soul
Hotel" của sinh viên Khoan Trần Thu Trinh và Lê Thảo My lấy ý tưởng đưa
không gian xanh vào khách sạn, nhằm giúp khách hàng thư giãn và giảm áp
lực sau những ngày làm việc căng thẳng.
Hay như thiết kế "Trung
tâm trị liệu tâm lý" của sinh viên Đào Nguyễn Minh Nghi hướng đến các
khách hàng gặp phải sang chấn tâm lý, trầm cảm mang đến những không gian
và các thông điệp tích cực.
"Giới trẻ ngày nay rất nhạy bén
với thực trạng, xu hướng và nhu cầu của khách hàng, khi càng nhiều người
muốn tìm đến các dịch vụ để chữa lành", bà Nguyễn Thị Tuyết Hương nói.
ThS
Nguyễn Thị Kim Phụng, Phó giám đốc Trung tâm Tuyển sinh và Quan hệ
doanh nghiệp, Trường Đại học Tài chính - Marketing, bày tỏ trong đời
sống xã hội xuất hiện nhiều cụm từ "chữa lành".
Bà cho rằng tất
cả mọi người ở một thời điểm nào đó trong cuộc đời đều có thể cần đến sự
trợ giúp tâm lý hoặc cần được thư giãn, giao lưu, cân bằng cuộc sống.
Việc
này có thể được thực hiện thông qua âm nhạc, hội họa, phim ảnh hay đi
du lịch... Đây cũng là một hình thức trị liệu tâm lý giúp con người giải
tỏa căng thẳng, mệt mỏi, loại bỏ những cảm xúc tiêu cực, tìm lại niềm
vui, động lực, cảm hứng để sống và làm việc.
Điều này phần nào
tác động đến sự phát triển của các ngành đào tạo như tâm lý giáo dục,
tâm lý trị liệu, sân khấu, điện ảnh, nhà hàng, du lịch và lữ hành...
Là đơn vị được
đào tạo hệ đặc thù các ngành quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, quản
trị khách sạn, quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, bà Kim Phụng đánh
giá đây là ngành nghề có tiềm năng phát triển cao, đặc biệt là ở các
quốc gia có nền du lịch phát triển như Việt Nam.
Ngành này thu
hút những bạn trẻ thích trải nghiệm và khám phá những điều thú vị hay
vùng đất mới trong và ngoài nước. Ưu điểm của ngành là sinh viên tham
gia học ngoài cơ hội trải nghiệm thú vị, biết được nhiều nơi, khám phá
nhiều nền văn hóa, ẩm thực.
Những ngành trên thuộc lĩnh vực quản
trị kinh doanh tập trung vào các hoạt động liên quan đến quá trình quản
lý và điều hành du lịch như cách thiết kế tour, điều hành tour, tổ chức
vận chuyển, lưu trú, ăn uống, hướng dẫn du khách...
"Du lịch,
nhà hàng, khách sạn là một lĩnh vực dịch vụ bổ trợ đầy ý nghĩa để làm
giảm căng thẳng cho con người, giúp mọi người có thêm niềm vui, phục hồi
sức khỏe sau những ngày làm việc vất vả hay còn kết nối con người với
thiên nhiên làm cho tâm hồn trở nên nhẹ nhàng, thoải mái", bà Kim Phụng
nói.