Tại Hội thảo về tự chủ đại học
của ĐH Quốc gia TPHCM tổ chức ngày 21/4, ông Christophe Lemiere, Trưởng
ban phát triển con người Ngân hàng thế giới tại Việt Nam (World Bank)
đưa ra bài báo cáo về vấn đề giáo dục đại học Việt Nam.
Bài
phân tích của chuyên gia World Bank chỉ ra, Việt Nam có tỷ lệ nhập học
đại học - cao đẳng (ĐH-CĐ) thấp nhất trong các nước Đông Á giai đoạn
2020-2022.
Cách đây 20 năm, tỷ lệ nhập học chung của Trung Quốc
thấp hơn Việt Nam. Đến 10 năm trước, tỷ lệ nhập học của hai nước khá
tương đồng nhưng hiện nay, tỷ lệ nhập học chung của Việt Nam chỉ bằng
một nửa Trung Quốc.
Đáng
chú ý, thanh niên Việt Nam thuộc diện hộ nghèo, cận nghèo chiếm chưa
đến 15% tổng số sinh viên đại học và có đến hơn 40% sinh viên thuộc diện
khá giả.
Một thông tin đáng lưu tâm là năng lực nghiên cứu và
phát triển tại Việt Nam trong 10 năm liền (2010-2020) không thay đổi,
dao động từ hơn 62.000 đến gần 72.000 người.
Báo cáo của chuyên
gia World Bank cũng thể hiện, tỷ trọng ngân sách chi tiêu công phân bổ
cho giáo dục CĐ-ĐT của Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất trong khu vực và
các quốc gia tương đương. Dẫn chứng năm 2019, giáo dục ĐH Việt Nam chỉ
nhận được 0,23% GDP hoặc 4,9% tổng chi tiêu công cho giáo dục.
Các
trường ĐH ở Việt Nam đang phụ thuộc quá nhiều vào đóng góp của hộ gia
đình. Cụ thể, năm 2017, học phí chiếm đến 57% trong nguồn thu của các
trường ĐH công lập ở Việt Nam, đến năm 2021, tiền thu học phí chiếm 77%
nguồn thu.
Trong khi, hỗ trợ tài chính cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn
còn hạn chế như phạm vi bao phủ thấp, giá trị nhỏ và điều khoản trả nợ
kém hấp dẫn; không có chương trình học bổng cấp quốc gia.
Chương trình cho vay sinh viên do Ngân hàng Chính sách
Xã hội Việt Nam quản lý ngày càng khó tiếp cận. Năm 2011 có 2,4 triệu
người thụ hưởng, năm 2017 chỉ còn 725.000 người thụ hưởng và đến năm
2021 chỉ còn 37.000 người thụ hưởng.
Với phương án khác trong
trường hợp gặp khó khăn về tài chính (mức học phí cao) trong việc tiếp
cận giáo dục ĐH, có đến 50% chọn đổi ngành học nếu gặp khó khăn về tài
chính, tối đa chỉ 12% cân nhắc sử dụng tín dụng sinh viên.
Về
kinh phí nghiên cứu phân bổ cho các trường ĐH tại Việt Nam, ông
Christophe Lemiere đánh giá còn thấp và không tương xứng với năng lực và
tiềm năng.
Tỷ lệ nhân lực nghiên cứu và phát triển của trường ĐH ở
Việt Nam khoảng 50%, tuy nhiên ngân sách nhà nước phân bổ cho nghiên
cứu tại các trường ĐH chỉ chiếm 16%.
Trong khi đó, tại Trung Quốc
tỷ lệ nhân lực chỉ khoảng 10% nhưng ngân sách chi đến 24,4%, tại Mỹ con
số tương ứng là 18% và 28%.
Chưa kể, tại Việt Nam có nhiều rào
cản trong tiếp cận kinh phí nghiên cứu và phát triển với các nhà nghiên
cứu tại trường ĐH như kinh phí thấp, không đủ đáp ứng nhu cầu thực hiện;
quy trình thủ tục phức tạp và thời gian chờ phê duyệt quá lâu.
Sự
tham gia của khu vực tư nhân vào giáo dục ĐH tại Việt Nam cũng hạn chế
do một số rào cản như tư duy truyền thống (cách tiếp cận xã hội hóa giáo
dục ĐH chủ yếu xoay quanh học phí và đóng góp từ các hộ gia đình); rào
cản về thể chế, chính sách đối với đại học công lập, việc sử dụng tài
sản công (đất đai, công trình) thiếu nhất quán; thiếu hướng dẫn và hỗ
trợ kỹ thuật trong việc tổ chức thực hiện dự án PPP trong giáo dục đại
học.
Từ thực tế này, Trưởng ban phát triển con người Ngân hàng thế
giới tại Việt Nam đưa ra 5 kiến nghị về tài chính cho giáo dục ĐH Việt
Nam. Cụ thể:
1. Việt Nam cần điều chỉnh cách tiếp cận tự chủ tài chính của các trường ĐH.
Tuy
nhiên, tránh đồng nhất tự chủ tài chính với tự lực cánh sinh về tài
chính hoặc hiểu theo nghĩa hẹp là không có hỗ trợ từ ngân sách nhà nước.
Các
khía cạnh của tự chủ tài chính bao gồm: Tính bền vững và các loại chi
tiêu công, năng lực sản xuất thặng dư, khả năng vay tiền, khả năng sở
hữu các tòa nhà và khả năng thu học phí.
2.
Việt Nam cần tăng đáng kể chi ngân sách nhà nước cho giáo dục ĐH, dành
0,8-1% GDP đầu tư cho giáo dục ĐH đến năm 2030, tương đương hơn 300
triệu USD/năm. Từ nguồn này sẽ giúp các trường có nguồn tài chính bền
vững, sinh viên được tiếp cận bình đẳng bằng các hình thức cho vay dựa
trên thu nhập trong tương lai, miễn học phí cho các đối tượng mục tiêu
và chương trình học bổng quốc gia.
3. Tăng tỉ lệ chi ngân
sách nhà nước cho nghiên cứu và phát triển phân bổ cho các trường ĐH,
dành hơn 30% đầu tư từ ngân sách nhà nước cho nghiên cứu và phát triển
tại các trường ĐH, tức hơn 117 triệu USD/năm.
4. Điều chỉnh cơ chế phân bổ và đơn giản hóa quy trình nộp đơn đề xuất nghiên cứu.
5. Huy động nguồn lực bổ sung từ khu vực tư nhân, cụ thể tăng hợp tác công - tư, đa dạng hóa nguồn thu và tiếp cận tín dụng