Cụ thể, đối với khóa nhập học năm 2024 (K69), học phí của năm học 2024-2025 như sau:
Các chương trình chuẩn: 24 đến 30 triệu đồng/năm học (tùy theo từng ngành).
Các
chương trình ELITECH: 33 đến 42 triệu đồng/năm học, riêng các chương
trình Khoa học dữ liệu và Trí tuệ nhân tạo (IT-E10) và Logistics và Quản
lý chuỗi cung ứng (EM-E14) có học phí 64-67 triệu đồng/năm học.
Chương trình song bằng Tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế (FL2): 45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh).
Các
chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (chương trình quốc tế) và
liên kết đào tạo quốc tế (đối tác nước ngoài cấp bằng): 24 đến 29 triệu
đồng/học kỳ (riêng chương trình TROY-BA và TROY-IT một năm học có 3 học
kỳ).
Năm ngoái, học phí chương trình chuẩn của ĐH Bách khoa Hà Nội
ở mức 23-29 triệu đồng/năm (tăng trung bình 1 triệu đồng/năm học so với
mức đóng của năm học 2022).
Tính trung bình, năm nay các ngành học của ĐH Bách khoa Hà Nội đều tăng học phí nhẹ so với năm ngoái.
Các nhóm ngành khác của ĐH Bách khoa năm ngoái có mức học phí cụ thể:
Nhóm
1, các ngành cơ khí, điện - điện tử, công nghệ thông tin, toán tin,
sinh học - thực phẩm đào tạo hệ chuẩn có mức thu 26-29 triệu đồng.
Nhóm
2, các ngành kỹ thuật hóa học, hóa học, môi trường, vật liệu, vật lý kỹ
thuật, dệt may, kinh tế quản lý, công nghệ giáo dục, học phí 23-26
triệu đồng/năm.
Nhóm 3, các chương trình chất lượng cao, ELITECH
từ 33 - 42 triệu đồng/năm học, riêng các chương trình Khoa học dữ liệu
và Trí tuệ nhân tạo và Logistics và Quản lý chuỗi cung ứng có học phí
57-58 triệu đồng/năm học.
Nhóm 4, chương trình song bằng tiếng Anh chuyên nghiệp quốc tế đóng 45 triệu đồng/năm học (đã bao gồm phí ghi danh).
Nhóm
5, các chương trình có chuẩn đầu ra ngoại ngữ khác (chương trình quốc
tế) và liên kết đào tạo quốc tế (đối tác nước ngoài cấp bằng) mức phí 25
đến 30 triệu đồng/học kỳ.
Theo đại diện từ Đại học Bách khoa Hà
Nội, mức học phí đối với sinh viên đại học chính quy của Đại học Bách
khoa Hà Nội được xác định theo từng khóa, ngành/chương trình đào tạo căn
cứ chi phí đào tạo, tuân thủ quy định của Nhà nước. Mức học phí có thể
được điều chỉnh cho các năm học sau, nhưng không tăng quá 10% mỗi năm.
Để
hỗ trợ sinh viên khó khăn, nhà trường dành khoảng 70-80 tỷ đồng làm quỹ
học bổng Khuyến khích học tập (xét theo học kỳ) cho những sinh viên có
kết quả học tập và rèn luyện tốt, cùng nhiều loại học bổng doanh nghiệp khác.
Năm 2024, Đại học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức tuyển sinh
như các năm trước. Tổng chỉ tiêu tuyển sinh là 9.260 sinh viên vào 64
ngành/chương trình đào tạo, trong đó có 36 chương trình đại trà (chương
trình chuẩn), 23 chương trình CLC (chương trình ELITECH của Bách khoa Hà
Nội), 2 chương trình PFIEV và 3 chương trình liên kết đào tạo quốc tế.
Đại
học Bách khoa Hà Nội giữ ổn định 3 phương thức xét tuyển như năm 2023
với tỷ lệ phân bổ chỉ tiêu như sau: 20% chỉ tiêu cho phương thức Xét
tuyển tài năng (XTTN), 30% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển theo điểm
thi Đánh giá tư duy (ĐGTD), 50% chỉ tiêu theo điểm thi tốt nghiệp THPT
2024.
PGS Vũ Duy Hải, Trưởng Ban Tuyển sinh - Hướng nghiệp, Đại
học Bách khoa Hà Nội, cho biết tỷ lệ phân bổ này sẽ đảm bảo tính công
bằng về cơ hội học tập tại Bách khoa Hà Nội cho tất cả các thí sinh trên
cả nước.
Thí sinh có thế mạnh về phương thức nào có thể lựa chọn
phương thức đó để xét tuyển. Tuy nhiên, ông Hải nhấn mạnh rằng, tỷ lệ
phân bổ trên trung bình chung cho cả Đại học. Trong đề án tuyển sinh đã
công bố chi tiết tỷ lệ phân bổ này cho từng chương trình đào tạo và có
sự khác nhau.
Vì vậy theo lời khuyên của chuyên gia này, thí sinh
nên nghiên cứu kỹ tỷ lệ đối với chương trình đào tạo mình đang mong muốn
đăng ký xét tuyển để có sự lựa chọn tối ưu nhất với năng lực của bản
thân.