Trường
ĐH Bách khoa Hà Nội từ trường đại học trở thành ĐH Bách khoa Hà Nội
theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ cuối năm 2022 đã nhận được nhiều
sự quan tâm của dư luận.
Đây là trường ĐH đầu tiên chuyển từ "trường ĐH" thành "ĐH" sau khi luật Sửa đổi bổ sung một số điều của luật Giáo dục ĐH (năm 2018) và Nghị định 99 có hiệu lực.
Ghi nhận của Dân trí,
bên cạnh ĐH Bách khoa Hà Nội, nhiều đơn vị khác cũng vạch ra định
hướng, chiến lược để trở thành ĐH, ví như, Trường ĐH Kinh tế TPHCM,
Trường ĐH Cần Thơ, Trường ĐH Công nghiệp Hà Nội hoặc hệ thống đại học
của Tập đoàn Nguyễn Hoàng.
Điều kiện
chuyển từ trường đại học sang đại học hiện nay đang thực hiện theo hướng
dẫn tại Nghị định số 99 (có hiệu lực từ 15/2/2020).
Điều
kiện là trường ĐH phải được công nhận đạt chuẩn chất lượng cơ sở giáo
dục ĐH bởi tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục hợp pháp; có ít nhất 3
trường thuộc trường ĐH được thành lập theo quy định; có ít nhất 10 ngành
đào tạo đến trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy trên 15.000
người.
Các đơn vị đào tạo thuộc cơ sở giáo dục ĐH phải có ít nhất 5
ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo từ trình độ ĐH trở lên, trong đó
có ít nhất 3 ngành đào tạo trình độ thạc sĩ, ít nhất 1 ngành đào tạo đến
trình độ tiến sĩ; có quy mô đào tạo chính quy từ 2.000 người trở lên.
Trường
hợp thành lập trường có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn 2.000 hoặc có
số ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo trình độ ĐH, trình độ thạc sĩ
ít hơn quy định này thì phải có sự đồng ý của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT,
căn cứ vào tính đặc thù của lĩnh vực hoặc trình độ đào tạo.
Tại
dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 99 quy định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của luật Sửa đổi, bổ sung một số điều
của luật Giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT bổ sung những điểm mới.
Cụ
thể, trường hợp thành lập trường có quy mô đào tạo chính quy nhỏ hơn
2.000 hoặc có số ngành thuộc cùng một lĩnh vực đào tạo trình độ ĐH,
trình độ thạc sĩ ít hơn quy định này thì phải có sự đồng ý của Bộ trưởng
Bộ GD&ĐT, căn cứ vào tính đặc thù của lĩnh vực hoặc trình độ đào
tạo khi bảo đảm ít nhất 5 ngành đào tạo trình độ ĐH và 3 ngành đào tạo
trình độ thạc sĩ thuộc 2 lĩnh vực đào tạo có chuyên môn gần nhau và có
ít ngành được đào tạo trong nước.
Theo
Bộ GD&ĐT, việc bổ sung điều khoản này và sửa đổi, bổ sung thêm các
quy định khác trong dự thảo nghị định là nhằm giải quyết dứt điểm các
khó khăn, vướng mắc từ thực tiễn, đồng thời bảo đảm đồng bộ giữa các quy
định của pháp luật