Theo đề án 3 công khai năm học 2024 của Trường Đại học Bách khoa (Đại học Quốc gia TPHCM) và đề án tuyển sinh của Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, hai trường này chính thức gia nhập "hội" các trường đại học có doanh thu nghìn tỷ đồng.
Cụ
thể, năm 2023, Trường Đại học Bách khoa TPHCM có doanh thu hơn 1.003 tỷ
đồng. Trong đó, thu cao nhất từ học phí là 672.597 tỷ đồng, từ ngân
sách 102.405 tỷ đồng, từ nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ
hơn 44,4 tỷ đồng và từ nguồn thu hợp pháp khác hơn 184 tỷ đồng.
Như vậy, đây là trường đại học thành viên đầu tiên trong hệ thống của Đại học Quốc gia TPHCM đạt mức doanh thu nghìn tỷ đồng.
Tại
Trường Đại học Bách khoa TPHCM có 518 giảng viên, trong đó có 7 giáo
sư, 122 phó giáo sư, 347 tiến sĩ, còn lại là thạc sĩ, cử nhân.
Năm 2024, trường này dự kiến tuyển sinh 5.150 chỉ tiêu.
Học phí năm nay của trường dao động từ 30 triệu đồng đến mức cao nhất 80 triệu đồng/năm.
Cụ
thể, chương trình tiêu chuẩn, chương trình tài năng, Chương trình kỹ sư
chất lượng cao Việt - Pháp (PFIEV) cùng có mức học phí 15 triệu
đồng/học kỳ. Chương trình định hướng Nhật Bản 30 triệu đồng/kỳ; Chương trình dạy & học bằng tiếng Anh và chương trình tiên tiến đều có mức học phí 40 triệu đồng/năm.
Còn
Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, tổng nguồn thu hợp pháp trong năm
2023 của trường là 1.010 tỷ đồng từ các khoản như học phí, nghiên cứu,
làm dự án…
Năm 2024, trường dự kiến tuyển hơn 8.000 chỉ tiêu.
Về
học phí năm nay tại Trường Đại học Công nghiệp TPHCM, sinh viên khối
ngành kinh tế có mức học phí 32,85 triệu đồng/năm; khối ngành kỹ thuật
33,5 triệu đồng năm; mức học phí cao nhất ở ngành dược với 53,58 triệu
đồng/năm.
Theo công bố vào năm 2023, có 9 trường đại học đạt doanh
thu nghìn tỷ đồng vào năm 2022 gồm Trường Đại học Văn Lang (1.758 tỷ
đồng), Kinh tế TPHCM (1.447 tỷ đồng), FPT (1.292 tỷ đồng), Nguyễn Tất
Thành (1.162 tỷ đồng), Công nghệ TPHCM (1.145 tỷ đồng), Cần Thơ (1.119
tỷ đồng), Bách khoa Hà Nội (1.070 tỷ đồng), Tôn Đức Thắng (1.067 tỷ
đồng) và Kinh tế Quốc dân (1.061 tỷ đồng).