Ông Lê Văn
Nam - Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết, mỗi
năm địa phương này xuất bản hàng chục nghìn đầu sách, phát hành hàng
chục triệu bản sách. Hệ thống thư viện từ thành thị đến nông thôn ngày
càng đa dạng, phong phú về loại hình.
Ông Nam cho rằng, hoạt động
hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam lần này sẽ thu hút được
nhiều tổ chức, cá nhân tham gia tích cực. Từ đó, góp phần kết nối tri
thức và lan tỏa văn hóa đọc trong cộng đồng.
"Thanh
Hóa đã xây dựng hàng trăm tủ sách pháp luật, tủ sách tại điểm bưu điện
văn hóa xã, đồn biên phòng… Đặc biệt, trên địa bàn cũng xuất hiện các tủ
sách tư nhân, thư viện gia đình với nhiều bộ sưu tập sách có giá trị.
Hệ thống nhà sách, cửa hàng, siêu thị sách được đầu tư với quy mô lớn.
Hoạt động xuất bản, in, phát hành ở Thanh Hóa ngày càng phát triển, đáp
ứng nhu cầu thông tin của người dân. Qua đó, góp phần duy trì, phát
triển văn hóa đọc trong cộng đồng", ông Nam nhấn mạnh.
Tại buổi
lễ, nhà thơ, nhà báo Lữ Mai chia sẻ, so với thế hệ trước đây, các em học
sinh ngày nay có nhiều điều kiện để tiếp cận sách hơn. Ở trường các em
đã có thư viện, còn khi ở nhà lại có tủ sách riêng. Tuy nhiên, làm thế
nào để các bạn trẻ say mê đọc sách, đó là câu hỏi thường trực của những
bậc làm cha, làm mẹ.
Theo nhà thơ Lữ Mai, niềm đam mê đọc sách
của mỗi người được tác động bởi nhiều yếu tố. Trong đó, nền tảng gia
đình, nhà trường và xã hội cũng giữ vai trò quan trọng, góp phần hun đúc
nên tình yêu, niềm đam mê đọc sách.
"Các
em hãy đọc sách thật nhiều, biết nghe lời thầy cô và bố mẹ, mạnh dạn
tham gia những hoạt động liên quan trí thức thì con đường tiến lên phía
trước mới thực sự thuận lợi", nhà thơ Lữ Mai chia sẻ.
Tham gia
Ngày Sách và Văn hóa đọc, em Trịnh Thị Thùy Dung (học sinh lớp 9A,
Trường THCS Định Liên) cho biết, đọc sách là một thói quen bổ ích, ngoài
mang đến cho chúng ta tri thức, còn mở mang vốn hiểu biết, tâm hồn
phong phú. "Mỗi lần đọc sách em cũng cảm thấy thư thái, nhẹ nhàng", nữ
sinh chia sẻ.
Để
phục vụ nhu cầu đọc của các bậc phụ huynh, học sinh, tại lễ phát động,
Nhà xuất bản Thanh Hóa trưng bày, giới thiệu 500 đầu sách các loại; tặng
một tủ sách cho Trường THCS Định Thành với trên 200 đầu sách về các chủ
đề lịch sử, văn hóa, khoa học - kỹ thuật, thiếu niên - nhi đồng, sách
tham khảo...
"Sách luôn là chìa khóa khai mở kho tàng tri thức của
nhân loại, khai sáng tâm hồn, là người bạn, người thầy. Trước đây gọi
là Ngày Sách Việt Nam nhưng từ 2021, nhà nước có chủ trương nâng lên
thành Ngày Sách và Văn hóa đọc Việt Nam. Qua đó, chúng ta có thể thấy
được tầm quan trọng của sách trong đời sống xã hội và đặc biệt là đối
với các em học sinh nói riêng và thế hệ trẻ nói chung. Đọc sách để rèn
chí, luyện tài, giúp các em học sinh cũng như bạn trẻ bớt sa vào các trò
chơi vô bổ...", ông Hoàng Văn Tú, Giám đốc Nhà xuất bản Thanh Hóa chia
sẻ.
Nhân
dịp này, lãnh đạo Sở Thông tin và Truyền thông, huyện Yên Định phối hợp
cùng nhà tài trợ trao quà đến 20 học sinh nghèo vượt khó trên địa bàn.
Mỗi phần quà bao gồm một chiếc cặp sách và 10 cuốn vở học sinh.
Ngoài ra, thư viện tỉnh Thanh Hóa cũng đã trao tặng sách với trị giá 5 triệu đồng cho Trường THCS Định Liên