Lịch học dày "khó thở" của học sinh lớp 3
Kỳ
thi chuyển cấp trong những năm gần đây diễn ra vô cùng căng thẳng và
khốc liệt, đặc biệt là những trường trung học cơ sở "hot" do chỉ tiêu tuyển sinh hạn chế, dẫn đến tỷ lệ cạnh tranh khốc liệt.
Chung
ước mơ mong muốn con được đỗ vào ngôi trường chuyên, nhiều gia đình đã
"rục rịch" chuẩn bị cho con ôn luyện kỳ thi này từ rất sớm.
Để
chen một chân vào một trong các trường cấp 2 được coi là "tốt nhất Hà
Nội", trong đó mục tiêu cao nhất là vào Trường THCS Amsterdam (Hà Nội),
con chị Lan đã bắt đầu "cày cuốc" cả 3 môn toán, tiếng Việt, tiếng Anh ở
các "lò" luyện từ năm lớp 3.
Đáng nói, càng sát thời gian tuyển sinh, cuộc chạy đua ôn luyện lại càng "nóng" hơn.
Hiện
nay, hoạt động hàng ngày của con chị Lan cố định theo quy trình: Con đi
học từ 7h30 đến 16h15 ở trường. Sau khi học xong, con sẽ tiếp tục học
một ca từ 16h30-18h.
Thời gian học khá sát nhau nên trẻ chỉ có 30
phút từ 18h-18h30 để ăn uống trong khi bố mẹ chở đi học cho kịp lớp tối
từ 18h30-21h.
Kết thúc ca học, con về nhà nghỉ ngơi, tắm rửa rồi
lại vào bàn học từ 22h-1h sáng để hoàn thành bài tập về nhà để hôm sau
đi học. Riêng chỉ có sáng chủ nhật, con chị Lan sẽ ở nhà làm đề nâng cao
thay cho thời gian đến trường học.
Có thể thấy, cuộc chạy đua vào
lớp 6 những năm gần đây trở nên khốc liệt hơn bao giờ hết. Đây không
chỉ là cuộc chạy đua về năng lực mà còn là cuộc chạy đua về kinh tế về
thời gian với cả học sinh và phụ huynh.
"Hơn một tháng nay, con
tôi phải thức đến 2h sáng mới giải quyết hết bài tập ở lớp và bài tập
học thêm. Tôi xót con lắm, nhưng biết làm sao, các bạn cũng học như thế
mà con mình không học thì thi sao được", chị Lan bày tỏ.
"Nếu lớp 5
mới cho con ôn thi thì sẽ muộn vì rất khó để đảm bảo đỗ được vào các
trường có tỉ lệ chọi cao khủng khiếp 1/20 hay 1/30 như năm ngoái. Chưa
kể, hiện nay các kiến thức thi cử rất rộng và khó, nhất là toán.
Ba
môn đạt được điểm 7 là cả vấn đề lớn. Vì vậy cần phải định hướng cho
con từ sớm, lên kế hoạch chi tiết. Nói cách khác thì khó có thể học giỏi
khi không được học thêm và luyện tập nhiều", chị Lan nêu quan điểm.
Tâm lý của phụ huynh muốn con "chạy đua" vào lớp 6 trường top
"Bản
thân tôi và con xác định rõ ràng phải vào được các trường chất lượng
cao. Tất nhiên không nhất thiết phải bằng mọi giá, nhưng tôi nghĩ đã đặt
mục tiêu thì phải nỗ lực để đạt được nó", chị Lan nói.
Trong giai
đoạn ôn thi nước rút, áp lực của sĩ tử chuyển cấp nặng nề hơn bao giờ
hết. Một mặt học sinh phải lo ôn tập kiểm tra học kỳ 2 để có điểm thi
đạt học sinh giỏi, đủ điều kiện dự thi vào các trường danh tiếng, mặt
khác lại phải dồn sức cho cuộc thi vào lớp 6.
Điều
kiện vượt qua vòng sơ tuyển gắt gao của Trường THCS Amsterdam là học
sinh phải có điểm sơ tuyển từ 137/140 mới qua được "vòng gửi xe" để vào
dự thi.
Đạt được mức điểm đó hồ sơ ứng tuyển của thí sinh phải đáp
ứng được yêu cầu là bảng điểm từ lớp 1-5 phải đạt điểm tuyệt đối, điểm 9
nhiều nhất chỉ là 3 lần kiểm tra định kì cuối năm cấp tiểu học.
Do
vậy, mỗi khi đến mùa thi ở trường con, bà mẹ 35 tuổi thường thấp thỏm
"đứng ngồi không yên": "Nếu con được 8 hoặc 9, cơ hội chưa hẳn là hết
nhưng cánh cửa qua vòng sơ tuyển dần hẹp lại, tôi rất lo lắng".
Tỷ
lệ chọi vào trường "hot" cao, để ăn chắc con có suất học trường tốt,
chị Lan thậm chí còn dự tính sẽ đi xin giấy tạm trú tại quận Cầu Giấy để
con nộp hồ sơ xét tuyển vào một trường cấp 2 chất lượng cao tại quận
này.
Độ nổi tiếng của một số trường cấp 2 tỷ lệ thuận với độ khó
của kỳ thi đánh giá năng lực đầu vào. Số lượng thí sinh thi nhiều nhưng
số chỉ tiêu đào tạo không đổi dẫn đến "tỷ lệ chọi" gắt gao, gây nên áp
lực rất lớn đến nhiều phụ huynh và học sinh trên con đường giành được
một suất học tốt như kỳ vọng.
Theo chị Lan, khi đã được xác định
mục tiêu cho con là vào "trường top", nếu không đầu tư từ sớm tức là "tự
loại mình ra khỏi cuộc đua"