Khóa
học quy tụ học viên đến từ các đối tác của Hội đồng Hải sản Na Uy tại
Việt Nam như WinMart, MM Mega Market, Big C, BRG Mart, Aeon Mart, Fuji
Mart, các đầu bếp thuộc Hiệp hội Đầu bếp Việt Nam và chuỗi nhà hàng
Golden Gate.
Học viện Cá hồi Na Uy không chỉ là cơ hội để các học
viên có thể nâng cao kỹ năng chuyên môn trong việc cắt, sử dụng, sơ chế
và bảo quản cá hồi, mà còn góp phần lan tỏa hình ảnh cá hồi Na Uy mang
nhãn hiệu "Seafood from Norway" tới những người sử dụng cá hồi Na Uy
hàng ngày.
Đầu
bếp Jimmy Chok đến từ Singapore với hơn 15 năm kinh nghiệm làm việc với
cá hồi Na Uy là người trực tiếp đứng lớp hướng dẫn, chia sẻ các kỹ
thuật và kiến thức hữu ích để tối ưu hóa khi thao tác với loại nguyên
liệu cao cấp này.
Ông cho biết một con cá hồi có thể được sử dụng
gần như toàn bộ để chế biến. Vậy nên, để có thể tối đa hóa giá trị từ
chúng, việc trang bị cho mình các kỹ năng cắt và phi lê đúng cách là cần
thiết.
Trung bình một con cá hồi có thể chia ra thành 15 phần,
chế biến thành đa dạng các loại món ăn từ ăn sống như sushi - sashimi,
làm súp, cháo, nướng, kho, hấp, áp chảo, hay nhúng lẩu,... Mỗi phần sẽ
phù hợp cho việc chế biến thành từng món ăn khác nhau. Ví dụ phần thịt
phi lê mềm mại đoạn gần đầu cá có thể phù hợp với việc làm sushi -
sashimi, còn phần thịt đoạn đuôi phù hợp để nấu cháo hoặc nhúng lẩu,...
Tất
cả những thắc mắc và khó khăn của các học viên trong việc xử lý cá hồi
đều được đầu bếp Jimmy giải đáp. Kết thúc khóa học, mỗi học viên đều
được trao chứng chỉ tham dự Học viện Cá hồi Na Uy, công nhận bởi Hội
đồng Hải sản Na Uy.
Tiến sĩ Asbjorn Warvik Rortvei, Giám đốc khu
vực Đông Nam Á Hội đồng Hải sản Na Uy chia sẻ từng con cá hồi Na Uy đều
có một "hộ chiếu" riêng, nhờ đó, người tiêu dùng có thể dễ dàng truy
xuất thông tin về nguồn gốc, tình trạng, ngày sản xuất và hạn sử dụng
của chúng.
Cá hồi được ngư dân Na Uy nuôi trồng bằng công nghệ
hiện đại và bền vững, với nhiều quy định về thức ăn được kiểm soát
nghiêm ngặt, bao gồm 70% nguyên liệu từ thực vật và 30% thành phần từ
biển, không có chất biến đổi gen (No GMO).
Nhằm đảm bảo độ tươi
ngon, lưu trữ nguyên vẹn nguồn dinh dưỡng dồi dào trong từng con cá hồi,
quy trình vận chuyển sẽ được thực hiện trong vòng 48 đến 72 giờ thông
qua đường hàng không thẳng từ Na Uy tới châu Á. Hàng ngày, Na Uy cung
cấp 40 triệu bữa ăn hải sản cho 150 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn
cầu.
Bà
Ashild Nakken, tân Giám đốc khu vực Đông Nam Á của Hội đồng Hải sản Na
Uy khẳng định: "Việt Nam là thị trường hấp dẫn đối với các nhà xuất khẩu
hải sản Na Uy, giữ vững vị thế là nước nhập khẩu hải sản Na Uy hàng đầu
tại Đông Nam Á. Trong chuỗi hoạt động hợp tác với các đối tác tại Việt
Nam, chúng tôi tự hào khi tổ chức chương trình Học viện Cá hồi Na Uy.
Đây là một bước tiến quan trọng của quá trình hợp tác thương mại trong
lĩnh vực hải sản giữa hai nước".
Có mặt tại Học viện Cá hồi Na Uy,
ông Nguyễn Xuân Quỳnh - Tổng thư ký Liên chi hội Đầu bếp Việt Nam (VCF)
khẳng định chương trình Học viện Cá hồi Na Uy đã mang lại nhiều giá trị
cho cộng đồng đầu bếp Việt Nam.
"Thông qua việc cung cấp kiến
thức, kỹ năng chuyên môn về cách cắt, sử dụng, sơ chế và bảo quản cá hồi
Na Uy sao cho tối ưu nhất, chương trình đã giúp các đầu bếp trau dồi
thêm về trình độ chuyên môn cũng như mở ra thêm nhiều cơ hội nghề nghiệp
bằng việc hiểu biết sâu sắc hơn về loại nguyên liệu cao cấp và bổ dưỡng
này. Đồng thời có thể tiếp cận được nhiều người Việt sử dụng món cá hồi
Na Uy khắp cả nước, không chỉ ở thành phố lớn", ông Quỳnh cho biết.
Sau
Hà Nội, Học viện Cá hồi Na Uy sẽ được tổ chức tại TPHCM vào tháng 11,
hứa hẹn mang tới nhiều thông tin và các kỹ năng hữu ích về cách cắt, sơ
chế và bảo quản cá hồi cá hồi Na Uy cho hàng trăm học viên đến từ các
đối tác của Hội đồng Hải sản Na Uy.