Theo Quyết định 2171/QĐ-BGDĐT về khung kế hoạch thời gian năm học 2023-2024 đối với giáo dục
mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên do Bộ Giáo dục và
Đào tạo ban hành, hoàn thành kế hoạch giáo dục học kỳ II trước ngày
25/5/2024 và kết thúc năm học trước ngày 31/5/2024; xét công nhận hoàn
thành chương trình tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp trung học cơ sở
trước ngày 30/6/2024. Hoàn thành tuyển sinh các lớp đầu cấp trước ngày
31/7/2024.
Tính theo thời gian trên, học sinh 63 tỉnh, thành sẽ được nghỉ hè trước ngày 31/5.
Trong
trường hợp đặc biệt như thiên tai, dịch bệnh phải nghỉ học, Bộ
GD&ĐT cho biết, khung thời gian năm học của Bộ là 37 tuần, trong khi
chương trình học được thiết kế chỉ 35 tuần.
Như
vậy, mỗi học kỳ đều có một tuần đệm, như là tuần dự phòng để đảm bảo có
thể linh hoạt trong xây dựng kế hoạch thời gian năm học tại địa phương.
Do
đó, các địa phương, nhà trường có thể sử dụng quỹ thời gian này và thời
gian kéo dài năm học để bố trí dạy học bù trong trường hợp đặc biệt.
Phản ánh của phóng viên Dân trí
trước đây, nhiều gia đình phải tìm chỗ học thêm để học sinh được quản
lý trong dịp hè. Một số gia đình cho con về quê nghỉ hè với hy vọng con
giảm bớt được thời gian sử dụng công nghệ, máy móc điện tử, gần gũi với
thiên nhiên.
Để lấp chỗ trống đủ 6 ngày/tuần, nhiều học sinh được
bố mẹ đăng ký 2, thậm chí 3, 4 môn trở lên để trẻ được quản lý trong
thời gian phụ huynh đi làm.
Dưới đây là lịch nghỉ hè chi tiết của học sinh 63 tỉnh, thành: