Nghề "hot" nhưng thiếu nhân lực
Logistics
được hiểu là khâu trung gian đưa hàng hóa tới tay người tiêu dùng.
Trong khi đó, quản lý chuỗi cung ứng là bức tranh lớn liên kết tất cả
các quy trình kinh doanh của doanh nghiệp.
Là quốc gia có lợi thế
về vị trí địa lý, nhân công, nhiều cảng biển quốc tế, Việt Nam nằm trong
số những "ngôi sao đang lên" về logistics và quản lý chuỗi cung ứng của
khu vực và thế giới.
Dự
báo, với tốc độ phát triển hơn 10% mỗi năm, quy mô ngành đạt hơn 40 tỷ
USD, logistics và quản lý chuỗi cung ứng tại Việt Nam cần hơn 2 triệu
nhân lực, trong đó hơn 200.000 người có trình độ cao. Tuy nhiên, hiện
nhân sự cung cấp chỉ đạt khoảng 2.500 người, tức là hơn 1% so với nhu
cầu thực tế.
Nhằm giải quyết bài toán "khát" nhân lực trong lĩnh
vực này, một số trường đại học (ĐH) đã đào tạo cử nhân logistics và quản
lý chuỗi cung ứng. Trong đó, Trường ĐH FPT là một trong những đơn vị
đón đầu xu hướng, với mục tiêu đào tạo nhân lực chất lượng cao, giỏi
ngoại ngữ và giàu trải nghiệm.
Cơ hội việc làm toàn cầu khi học logistics và quản lý chuỗi cung ứng
Ở
một số trường đại học, logistics được giảng dạy như một chuyên ngành
độc lập. Tuy nhiên, tại Trường ĐH FPT, logistics và quản lý chuỗi cung
ứng - chuyên ngành mới tuyển sinh năm 2024 - sẽ đào tạo những kiến thức
chuyên sâu về logistics và tổng quan về quản lý chuỗi cung ứng, kinh tế -
quản trị kinh doanh.
Sinh viên chuyên ngành này tại Trường ĐH FPT
cũng được ứng dụng công nghệ thông tin mạnh mẽ vào quá trình học chuyên
ngành, thông qua việc sử dụng các phần mềm, công nghệ giáo dục để thực
hành các kỹ năng logistics và quản lý chuỗi cung ứng.
Tốt
nghiệp chuyên ngành này, sinh viên có kiến thức chuyên môn vững chắc,
nắm bắt công cụ kỹ thuật số, những xu hướng phát triển mới của kinh tế
quốc tế. Sinh viên không chỉ đảm nhiệm được phần việc về logistics mà
còn có thể gia nhập bất kỳ vị trí nào trong chuỗi chuỗi sản xuất, kinh
doanh của doanh nghiệp.
Trần Vĩ Bảo Ngân (sinh viên Trường ĐH FPT
phân hiệu AI Quy Nhơn) học chuyên ngành hẹp là logistics, nhận định Quy
Nhơn có nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm phù hợp ngành này. Với kiến thức,
ngoại ngữ và kỹ năng tốt, sau kỳ thực tập doanh nghiệp, Ngân đã được
tuyển dụng chính thức.
Ngoài
ra, với việc 100% sinh viên được học bộ môn Trải nghiệm khởi nghiệp,
được thực tập doanh nghiệp từ học kỳ thứ sáu, có hai ngoại ngữ, sinh
viên Trường ĐH FPT có thể tự khởi tạo doanh nghiệp, thiết lập chuỗi cung
ứng tối ưu cho mô hình kinh doanh của mình hoặc làm việc cho các công
ty đa quốc gia.