Sáng nay, 7/6, hơn 110.000 thí sinh Hà Nội đến điểm thi làm thủ tục dự thi và nghe phổ biến quy chế thi.
Mặc
dù không phải ngày thi bắt buộc, thí sinh không nên vắng mặt để đảm bảo
nắm rõ mọi quy định trong trường thi, đồng thời được giám thị dặn dò kỹ
càng những việc không được làm và những việc nên làm.
Những vật dụng tuyệt đối không được mang vào phòng thi
Thí
sinh thi lớp 10 không được mang vào phòng thi những vật dụng sau: giấy
than; bút xóa; tài liệu và thiết bị truyền tin, có chức năng thu phát
sóng, ghi âm, ghi hình hoặc chứa thông tin để gian lận; đồ uống có cồn;
vũ khí và chất gây cháy nổ.
Nếu vi phạm, thí sinh sẽ bị đình chỉ thi và bị hủy toàn bộ bài thi.
Như
vậy, những vật dụng phổ biến như điện thoại, đồng hồ thông minh, máy
tính cầm tay có chức năng soạn thảo văn bản, máy nghe nhạc, tai nghe...
đều là những vật dụng bị cấm.
Ngoài
ra, có những vật dụng không trong danh mục bị cấm nhưng giám thị khuyến
cáo thí sinh không nên mang theo, tránh bị kiểm tra và tránh cho đội
ngũ an ninh, giám thị mất thời gian kiểm tra.
Những vật dụng này
có: các loại trang sức như hoa tai, vòng cổ, vòng tay, nhẫn, khuyên xỏ
mũi; phụ kiện tóc; quạt cầm tay mini...
Với đồng hồ đeo tay thông
thường, dù được phép mang vào phòng thi, song trường hợp trong phòng
thi đã có đồng hồ treo tường, giám thị khuyến cáo thí sinh không nên
mang theo.
Những việc thí sinh nên làm và không nên làm
Cũng theo dặn dò của giám thị, thí sinh không nên mang theo ba lô và những đồ đạc không cần thiết vào trường thi.
Mỗi
trường đều bố trí thùng carton tại từng phòng thi để thí sinh cất đồ cá
nhân. Trước giờ thi, giám thị sẽ mang những thùng đồ này ra một khu vực
riêng ở xa phòng thi theo quy định, cất giữ đến cuối buổi.
Tuy nhiên, khi thí sinh mang quá nhiều đồ, công việc này trở nên nặng nhọc với các cán bộ làm công tác giám sát, coi thi.
"Việc
mang vác những thùng carton nặng đi bộ lên xuống cầu thang, thậm chí có
trường phải đi 4-5 tầng, rất vất vả cho các thầy cô", một cán bộ coi
thi tại điểm thi Trường THPT Phan Đình Phùng chia sẻ với thí sinh.
Do
đó, thí sinh nên gửi ba lô, đồ đạc cho người nhà cầm giúp ở ngoài cổng,
chỉ mang vào khu vực thi các vật dụng thiết yếu phục vụ thi cử, để vào 1
túi nhựa trong.
Giám thị cũng khuyên thí sinh nên dán tên và số
điện thoại cá nhân lên túi nhựa đề phòng thất lạc. "Đã có trường hợp
cuối buổi thi, do vội vàng mà các thí sinh cầm nhầm túi nhựa chứa đồ của
nhau", giám thị nói.
Thí sinh không nên mua các loại bút khác nhau dù cùng một màu mực, theo lời khuyên của giám thị.
Bút
khác loại sẽ tạo ra nét viết khác nhau. Chưa kể, khi có nhiều loại bút,
thí sinh sẽ dễ bị nhầm lẫn lúc chuẩn bị dụng cụ. Do đó, để đảm bảo việc làm bài diễn ra suôn sẻ, đúng quy chế thi, thí sinh và phụ huynh nên mua nhiều bút cùng một loại.
Bên
cạnh đó, thí sinh không nên mang theo bình nước cá nhân. Trong phòng
thi luôn có nước và cốc giấy sử dụng một lần, đảm bảo vệ sinh.
Trường
hợp thí sinh muốn uống chai nước riêng của mình, thí sinh phải bóc hết
nhãn mác trên chai, chỉ cầm chai nhựa trong suốt vào phòng thi.
Thí sinh nên đi vệ sinh trước khi vào phòng thi, tránh cho bản thân bị rút ngắn thời gian làm bài khi đi vệ sinh trong lúc thi.
Việc
đi vệ sinh trong giờ thi sẽ được giám thị hành lang giám sát chặt chẽ,
đảm bảo không có quá 2 thí sinh vào phòng vệ sinh cùng một lúc.
Thời gian thí sinh cần có mặt ở phòng thi
Buổi sáng, thí sinh cần có mặt ở phòng thi lúc 6h30. Buổi chiều, thí sinh có mặt lúc 12h40.
Ngày mai, 8/6, thí sinh thi môn ngữ văn vào sáng và môn ngoại ngữ vào chiều. Môn toán được thi vào sáng 9/6.
Toàn
thành phố Hà Nội năm nay có 117.361 thí sinh đăng ký dự thi vào lớp 10
công lập. Trong đó, hơn 106.000 thí sinh đăng ký nguyện vọng 1 vào lớp
10 không chuyên.
Chỉ tiêu lớp 10 công lập của Hà Nội năm nay xấp xỉ 81.000, tăng khoảng 4000 so với năm 2023.