Mới
đây, tại Hội nghị Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn đã thông tin đến các đại
biểu về những vấn đề liên quan đến việc đổi mới giáo dục, triển khai
chương trình giáo dục phổ thông mới và sách giáo khoa.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh, chương trình giáo dục phổ thông mới là một trong những điểm đột phá, điểm mới quan trọng để thay đổi toàn bộ hệ thống giáo dục.
Chương
trình được soạn theo hướng phát triển năng lực của người học, gia tăng
yếu tố thực tiễn, thực hành, trải nghiệm, dành quyền chủ động cao hơn
cho các địa phương, cho cơ sở giáo dục, nhà giáo, cho người dạy và cho
người học.
Về
vấn đề sách giáo khoa, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết, hiện đang có 3
bộ sách giáo khoa lớn và một số cuốn sách nhỏ lẻ khác nhau.
Theo
ông, việc một chương trình có nhiều bộ sách giáo khoa giúp huy động
nguồn lực, trí tuệ lớn của xã hội để tham gia biên soạn sách. Đến nay có
hơn 1000 nhà giáo, nhà khoa học tham gia biên soạn hệ thống sách giáo
khoa.
Ngoài ra chương trình cũng tạo điều kiện và là căn cứ để thay đổi phương pháp dạy và học, thay đổi hoạt động của nhà giáo.
Ông
Sơn phân tích, trước đây, giáo viên là người truyền thụ kiến thức là
chính, còn với chương trình này giáo viên là người tổ chức dạy và học,
người định hướng, hỗ trợ nên vai trò của giáo viên có nhiều thay đổi
theo hướng tăng cường sáng tạo, chủ động.
Tuy nhiên, theo Bộ
trưởng, chương trình mới cũng đặt ra nhiều thách thức so với chương
trình cũ. Khi thực hiện chương trình mới thì quản lý của Bộ cũng nhiều,
khó khăn, phức tạp hơn, vì phải thẩm định nhiều bộ sách giáo khoa nên
rủi ro cao hơn.
"Việc triển khai chương trình mới là việc chưa
từng có, lạ và mới, nếu truyền thông không đầy đủ rất dễ gây ra những
phản ứng của xã hội. Nó có nhiều cái hay, cái mới nhưng cũng có rất
nhiều thách thức cho ngành giáo dục", ông Sơn cho biết.
Đến thời
điểm này, việc triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đã đi được
hơn nửa chặng đường. Hiện đã có sách giáo khoa mới đối với lớp 1, 2, 3,
6, 7, 10, còn các lớp 4, 8, 11 sẽ bắt đầu vào tháng 9 tới.
Trong
mùa hè này, Bộ sẽ thẩm định các bộ sách giáo khoa cuối cùng của lớp 5, 9
và lớp 12. Đến năm 2025 sẽ kết thúc việc thay sách giáo khoa theo
chương trình mới.
Trước câu hỏi liệu có nên tiếp tục chương trình
nhiều bộ sách giáo khoa nữa hay không, Bộ trưởng thông tin: "Đến thời
điểm này, giáo viên đã quen với việc một chương trình nhiều bộ sách giáo
khoa, tạo ra sự đổi mới, không khí mới theo hướng tích cực, chủ động,
khả quan. Việc chọn sách giáo khoa đã đi vào nề nếp, trở thành bình
thường, không còn khó khăn".
Từ góc độ làm chính sách
và thực thi chính sách, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cho rằng, khi chương
trình đã đi nửa chặng đường, nếu thay đổi, quay lại thực hiện một chương
trình một bộ sách giáo khoa thì sẽ đi ngược lại triết lý mở, tự do, chủ
động mà chương trình mới đã đặt ra.
"Chúng tôi mong khi đến năm
2025, khi chương trình mới đã đi đủ chặng đường, lúc đó câu trả lời một
bộ sách hay nhiều bộ sách sẽ được đánh giá một cách có căn cứ và thấu
đáo hơn.
Bởi vì đối với các lĩnh vực khác việc triển khai có thể
nhìn thấy kết quả ngay nhưng giáo dục rất khó nhìn thấy ngay kết quả của
nó. Cho nên đánh giá giáo dục cần có một thời gian nhìn nhận", Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT cho hay.
Về góc độ tài chính, kinh tế, theo Bộ
trưởng Nguyễn Kim Sơn, hàng trăm triệu bản sách giáo khoa mới đã được
xuất bản. Nếu bây giờ quay lại với một bộ sách giáo khoa thì thiệt hại
là vô cùng to lớn