Đây là bước đi này nhằm hướng đến đạt tỷ lệ tối thiểu 35% nội dung chương trình giáo dục ở bậc trung học được triển khai theo hình thức trực tuyến đến năm 2025.
Theo
lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM, năm học tới, các cơ sở giáo dục trên địa
bàn thành phố sẽ tập trung xây dựng kho học liệu số các môn học, nội
dung giáo dục ở tất cả các khối lớp thực hiện Chương trình Giáo dục phổ
thông 2018.
Trong đó, đến tháng 12/2023 sẽ hoàn thành ở khối 6, 7, 8, 10, 11; đến tháng 12/202 hoàn thành với khối 9, 12.
Căn
cứ mức độ hoặc yêu cầu cần đạt của môn học, hiệu trưởng sẽ ban hành
kế hoạch, phân công các tổ/nhóm chuyên môn và quy định cách thức phê
duyệt học liệu số để xây dựng kho học liệu số tại đơn vị.
Theo
phân công, hiệu trưởng nhà trường cần huy động các nguồn lực bảo đảm
điều kiện về cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật dạy học trực tuyến, học
liệu số cho đội ngũ giáo viên dạy học trực tuyến.
Lãnh đạo nhà
trường phân công trách nhiệm cụ thể cho cán bộ quản lý, giáo viên,
nhân viên, học sinh, phối hợp với phụ huynh trong tổ chức dạy học trực
tuyến, xây dựng, lựa chọn và thẩm định học liệu số.
Việc kiểm
tra, giám sát, đánh giá hiệu quả của việc dạy học trực tuyến cần kịp
thời xử lý những vướng mắc trong quá trình triển khai dạy học trực
tuyến.
Hồi
cuối năm ngoái, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa TPHCM cũng gây xôn
xao với kế hoạch học 35% thời lượng trực tuyến kể từ năm học 2023-2024.
Cụ
thể, ở năm học tới, môn công nghệ, thể dục - quốc phòng, nghề, nhạc -
họa, giáo dục công dân, lịch sử, địa lí áp dụng tỷ lệ dạy trực tuyến 20%
trên tổng thời lượng chương trình.
Từ năm học 2024-2025 và những năm học tiếp theo, các môn học áp dụng tỷ lệ dạy trực tuyến 35% trên tổng thời lượng chương trình.
Lý
giải về điều này, nhà giáo Nguyễn Minh - Hiệu trưởng nhà trường - cho
biết, chuyển đổi số trong giáo dục bao gồm ứng dụng công nghệ trong lớp
học, ứng dụng công nghệ trong phương pháp dạy học và ứng dụng công nghệ
trong quản lý giáo dục.
Việc ứng dụng công nghệ vào 35% tiết học
không có nghĩa là trường cho học sinh học ở nhà, học online giống như
nhiều người đang hình dung.
"Trong chuyển đổi số, chúng tôi phấn
đấu 35% học sinh được học trên môi trường trực tuyến trong thời gian
trực tiếp. Tại các lớp học, thay vì chỉ có bảng đen, phấn trắng như
trước đây, học sinh được tận dụng tối đa tài nguyên số của nhà trường để
giải quyết các mục tiêu học tập dưới sự định hướng của giáo viên. Điều
này tạo cho các em thói quen chủ động khai thác dữ liệu trực tuyến, sử
dụng công nghệ phục vụ học tập", ông Minh chia sẻ.
Ông Minh cho
biết thêm, nhà trường cũng mở thêm nhiều lớp học kết nối với các tổ
chức, cơ sở giáo dục quốc tế. Thực tế, Trường THPT chuyên Trần Đại Nghĩa
đã và đang tổ chức các lớp học trực tuyến cho học sinh học cùng với
sinh viên trường đại học trên thế giới.
Cùng với đó, một số môn
học dần dần chuyển sang học trực tuyến bằng phương thức giao bài tập,
giao dữ liệu và có tương tác hỗ trợ để học sinh có khoảng thời gian ở
trường để được thực hiện các hoạt động giáo dục cần thiết.
"Có
nghĩa là thời gian học sinh đến trường sẽ không thay đổi nhưng phương
thức tổ chức dạy học có thay đổi, linh động hơn" - ông Nguyễn Minh lý
giải