Tô Thanh Vân (sinh năm 2005, TPHCM) là học sinh lớp 12 của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Bằng
niềm đam mê và yêu thích với nghệ thuật và Billiards, Vân đã đậu các
trường Đại học Virginia Tech, Đại học Tulane, trong đó nữ sinh đạt học
bổng trị giá 72.000 USD từ Đại học Tulane.
Bén duyên với nhiếp ảnh
Chia sẻ với Dân trí,
một trong những điểm mạnh giúp hồ sơ của Vân lọt vào "mắt xanh" của ban
giám khảo chính là nhờ vào hoạt động tự mở triển lãm của mình.
Yêu
thích nhiếp ảnh từ những năm cấp 2, Vân thường dành thời gian rảnh của
mình để đi dạo phố và chụp ảnh. Dần dà, Vân tự học những kỹ năng cơ bản
của nhiếp ảnh và xem máy ảnh là một vật bất ly thân.
Lớp 11, Vân
tham gia vào câu lạc bộ nhiếp ảnh của trường Trung học phổ thông chuyên
Lê Hồng Phong. Được tiếp xúc với những người cùng đam mê, Vân cho biết:
"Câu lạc bộ đã giúp em định hình bản thân; để vạch ra định hướng cho
tương lai.
Nhìn vào những thành công mà các anh chị trong câu lạc
bộ đạt được, nó đã tiếp thêm sức mạnh và củng cố vào niềm tin trong em:
nhất định em sẽ là một người có ích cho xã hội".
Thanh Vân chia
sẻ, em đã từng gặp khó khăn trong việc tìm ra ý nghĩa của cuộc sống. Vân
từng nghĩ mình sống trên đời này để làm gì, phải làm gì và sẽ làm gì.
"Tuy
nhiên, nhiếp ảnh nói riêng và nghệ thuật nói chung đã giúp em trả lời
được những câu hỏi ấy. Em muốn mình sẽ trở thành một người thành công và
có ích cho xã hội.
Em luôn muốn làm những điều bình thường nhưng
phải phi thường. Những điều đó phải mang lại giá trị tốt đẹp cho xã
hội, đó chính là kim chỉ nam của em", Vân nói.
Nói về việc tự mở
triển lãm trưng bày những tác phẩm mình đã chụp, Vân mong muốn thông qua
những bức hình đó, em có thể chia sẻ tư duy nghệ thuật, cách Vân nhìn
nhận cuộc sống xung quanh như thế nào, đến với mọi người xung quanh.
Buổi
triển lãm là tập hợp những bức hình được Vân chụp trong những chuyến đi
chơi, tham quan tại Bình Thuận, Đà Lạt, Bình Phước..., bằng máy film.
"Ban
đầu, khi nghĩ đến quyết định này, em khá tự ti. Em nghĩ rằng em không
phải là một người có chuyên môn để mở triển lãm. Tuy nhiên, em nhận ra
những gì mình làm tạo ra giá trị cho xã hội thì mình không có gì phải
xấu hổ cả", Vân nói.
Được biết, toàn bộ số tiền thu được từ buổi triển lãm nữ sinh đã quyên góp cho mái ấm Thiện Duyên (Hà Nội).
"Kiến trúc là sự giao thoa giữa những gì xã hội cần và đam mê của bản thân"
"Ở môi trường cấp ba, em cảm thấy không định hướng được tương lai giống với bạn bè đồng trang lứa.
Đối
với các môn ở trường, nỗ lực của một học sinh được đánh giá bằng điểm
số. Còn với em, các môn nghệ thuật, năng khiếu thì chỉ có bản thân em
cảm nhận được sự nỗ lực đó", Vân nói.
Ngoài hồ sơ như IELTS 7.5, Tô Thanh Vân còn chuẩn bị bài luận và các hoạt động ngoại khóa khác.
Để
cân bằng được việc học trên trường và chuẩn bị hồ sơ, nữ sinh đã phải
tranh thủ những thời gian rảnh rỗi để luyện đề. Em cho biết, vào giờ ra
chơi hay những lúc chờ bạn bè đến, em thường lấy đề IELTS hoặc SAT để
làm.
Em cũng luôn giữ mức điểm ổn định ở trường. Thời gian còn lại, Vân dành cho nghệ thuật.
Vân bộc bạch, em luôn bị hút mắt bởi các ngôi nhà được xây theo kiến trúc của Pháp thời xưa.
Sau
khi tìm hiểu và đọc thêm nhiều tư liệu, Vân biết được các công trình đó
là biến thể của kiến trúc Pháp, có sự hòa trộn với kiểu Châu Á; để phù
hợp với thời tiết và khí hậu tại Việt Nam.
Càng tìm hiểu càng hứng thú, Tô Thanh Vân say mê với ngành Kiến trúc lúc nào không hay.
"Kiến trúc là sự giao thoa giữa những gì xã hội cần và những gì em giỏi. Em mong muốn sau này khi đi du học trở về, em sẽ giúp ích cho mọi người bằng ngành học của mình.
Trước
đây, em nhận thấy phần lớn ngày xưa người ta sẽ không quá chú trọng vào
các thiết kế của ngôi nhà. Họ chỉ xem nhà là nơi để ở mà không quá chú
trọng đến các yếu tố xung quanh của ngôi nhà có thể tác động đến họ như
thế nào.
Ví dụ như một ngôi nhà có nhiều ánh sáng tự nhiên sẽ
thân thiện hơn với môi trường. Mong muốn của em chính là tạo ra các giải
pháp giúp cho những ngôi nhà trở nên rẻ, thân thiện và có yếu tố thẩm
mỹ".
Xóa bỏ định kiến con gái chơi Billiards
Ngoài các hoạt động nghệ thuật, Tô Thanh Vân có niềm đam mê với môn thể thao Billiards.
Vân cho biết, bố mẹ ủng hộ sở thích này của Vân và cho Vân đi học các lớp về Billiards để bồi bổ kỹ năng.
Ban
đầu, nữ sinh cảm thấy không thoải mái với suy nghĩ của nhiều người về
việc: "Vì sao con gái lại chơi Billiards?". Em cũng nhiều lúc băn khoăn
liệu mình có nên tiếp tục theo đuổi môn thể thao này hay không.
"Nhưng
khi em được nghe thầy của em chia sẻ câu chuyện của chị Bùi Xuân Vàng
(cơ thủ pool nữ đạt huy chương Đồng - Sea Games 31) về việc chị ấy là
phụ nữ nhưng vẫn tập luyện và đem lại giải thưởng cho đất nước, đã
truyền cảm hứng cho em tiếp tục niềm đam mê của mình", Vân nói.
Trong
tương lai, ngoài việc tiếp tục theo đuổi đam mê về kiến trúc, Vân có
định hướng sẽ luyện tập nghiêm túc với Billiards và mong muốn Billiards
tại Việt Nam ngày càng phát triển hơn, không có định nghĩa hay giới hạn
nào về giới tính