Trong giai đoạn đầu đời, việc hình thành thói quen đọc sách rất quan trọng, đặc biệt là ở lứa tuổi tiểu học. Phát triển văn hóa đọc tạo nền tảng cho việc hình thành nhân cách và kỹ năng sống của trẻ. Đọc sách giúp trẻ mở rộng vốn từ, cải thiện kỹ năng giao tiếp và tăng cường khả năng tập trung. Khi yêu thích việc đọc, các em sẽ tự tìm tòi, khám phá và học hỏi, điều này đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tư duy độc lập.
Trường Tiểu học Nguyễn Du luôn tập trung xây dựng văn hóa đọc bằng các hành động thiết thực:
- Thư viện trường học: đầu tư xây dựng nguồn sách phong phú, hấp dẫn. Tổ chức giờ đọc sách định kỳ, nơi học sinh có thể chọn và chia sẻ những cuốn sách yêu thích.
- Giáo viên gương mẫu: Giáo viên là tấm gương về văn hóa đọc. Qua việc chia sẻ những cuốn sách hay và tổ chức các hoạt động đọc thú vị, giáo viên trong nhà trường khuyến khích học sinh tham gia.
- Hoạt động đọc sáng tạo: Tổ chức các buổi thi kể chuyện, vẽ tranh minh họa cho sách giúp trẻ em không chỉ đọc mà còn cảm nhận và sáng tạo từ những gì đã học.
- Phát triển văn hóa đọc tại trường tiểu học không chỉ tạo ra thói quen đọc cho trẻ mà còn là nền tảng cho việc học tập suốt đời. Khi trẻ em cảm nhận được niềm vui từ việc đọc, các em sẽ trở thành những người học tích cực, sáng tạo và chủ động trong cuộc sống. Hãy cùng nhau xây dựng một môi trường văn hóa đọc phong phú, góp phần nuôi dưỡng những thế hệ tương lai tri thức.
Sau đây là một số hình ảnh: