Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam sẽ hoàn thành mục
tiêu huy động 100 tỷ đồng trong năm nay thông qua chương trình "Tri ân
những tấm lòng vàng" và "Mùa xuân cho em".
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cho biết, dự kiến đến ngày
31/12, số tiền huy động từ các cá nhân, tổ chức sẽ chạm mốc 100,2 tỷ
đồng; đạt hơn 100 % kế hoạch năm và bằng 108,86 % kết quả thực hiện năm
2021.
Để hoàn tất mục tiêu năm nay, Quỹ sẽ vận động
tài trợ thông qua chương trình "Tri ân những tấm lòng vàng" diễn ra tại
Phủ Chủ tịch và "Mùa xuân cho em" lần thứ 16 tại Nhà hát Lớn Hà Nội vào
20h ngày 7/1/2023.
Trong đó, chương trình "Mùa
xuân cho em" sẽ truyền hình và phát thanh trực tiếp trên các kênh sóng
của Đài tiếng nói Việt Nam, gồm: VOV1; VTC1, VOVTV và các nền tảng số
VOV.VN, VOV Live, VTCNow, VTC News. Đây là chương trình chủ lực của Quỹ.
Tổng kinh phí vận động qua 15 năm tổ chức đã đạt gần 1.400 tỷ đồng, hỗ
trợ cho hàng triệu lượt trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, khó khăn.
Với sự đồng hành của doanh nghiệp, cá nhân,
đến cuối tháng 10, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam đã hỗ trợ hơn 117.000
lượt trẻ em, đạt 117,2% so với kế hoạch năm. Kinh phí hỗ trợ là hơn 74
tỷ đồng. Hết năm nay, đơn vị sẽ hỗ trợ hơn 120.000 lượt, tăng tỷ lệ hoàn
thành lên 120,7% và bằng 104,77% so với kết quả thực hiện năm 2021.
Tổng giá trị hỗ trợ là 75,8 tỷ đồng.
Ông Đinh Tiến
Hải - Giám đốc Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam cho biết, theo định hướng của
Phó chủ tịch nước đối với hoạt động Quỹ năm 2023, đơn vị sẽ đổi mới
hình thức vận động và truyền thông để xây dựng các đợt vận động lớn theo
chủ đề, đồng thời, tạo được lan tỏa rộng khắp trong cộng đồng xã hội.
Theo
đó, Quỹ sẽ thay đổi hình thức truyền thông về chương trình "Mùa xuân
cho em" từ truyền hình trực tiếp trên kênh VTV2 của Đài truyền hình Việt
Nam sang hình thức truyền thông đa phương tiện, tất cả các nền tảng
truyền thông xã hội như truyền hình, phát thanh, mạng xã hội... nhằm lan
tỏa rộng tới tất cả người dân Việt Nam trong và ngoài nước.
"Thông
qua hình thức đổi mới này, chúng tôi kỳ vọng sẽ có một số lượng lớn các
đơn vị, doanh nghiệp sẽ hiểu và tìm đến Quỹ như là một cầu nối đến với
trẻ em Việt Nam", ông nói thêm.
Bên cạnh đó, Hội đồng bảo trợ sẽ đề xuất đưa
doanh nghiệp trong nước, ngoài nước tham gia làm thành viên, từ đó, tạo
sự gắn kết, tham mưu hướng các thành viên trực tiếp tham gia vào hoạt
động vận động nguồn lực và giới thiệu nhà tài trợ mới. Đồng thời, Quỹ
cũng phối hợp với văn phòng Chủ tịch nước xây dựng các tiêu chí khen
thưởng nhà tài trợ và đề xuất các hình thức ghi nhận phù hợp, tổ chức sự
kiện tặng quà...
Song song, Quỹ đẩy mạnh quá trình
chuyển đổi số. Đây là giải pháp, hướng đi chiến lược giúp các tổ chức
tăng tính cạnh tranh và tối ưu hóa quy trình quản lý vận hành. Quỹ Bảo
trợ trẻ em Việt Nam đã xây dựng kế hoạch chi tiết để từng bước thực
hiện, đảm bảo để đơn vị không xa rời, chậm trễ với quá trình vận hành
chuyển đổi số của ngành lao động - thương binh và xã hội