Để xét tuyển sớm, hàng chục trường công bố điểm
sàn đánh giá năng lực do hai đại học quốc gia tổ chức, phổ biến ở mức
600/1.200 và 80/150.
Với kết quả thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia
TP HCM, mức điểm sàn các trường đưa ra phổ biến là 600-700/1.200. Nhỉnh
hơn mặt bằng chung là nhóm ngành sức khỏe của Đại học Văn Lang; trường
Luật và Giáo dục của Đại học Quốc gia Hà Nội với mức 750 điểm.
Nhiều
trường như Đại học Tài nguyên - Môi trường, Tài chính - Marketing cũng
kéo dài thời gian xét tuyển bằng điểm thi đánh giá năng lực tới 10/6
theo lịch chung của Đại học Quốc gia TP HCM, thay vì kết thúc vào 28/4
như thông báo ban đầu.
Với điểm thi đánh giá năng
lực của Đại học Quốc gia Hà Nội, mức điểm sàn các trường đưa ra chủ yếu
75-80/150. Trong đó, trường Đại học Kỹ thuật Y tế Hải Dương lấy 120 điểm
cho ngành Y khoa, các ngành còn lại 100. Trường này cũng yêu cầu điểm
cụ thể với từng bài thi: Ngữ văn - Ngôn ngữ 25, Toán và Khoa học mỗi bài
30 (riêng Y khoa 40).
Một trường khác cũng lấy
điểm sàn 100 là Học viện Tài chính, song trường này chỉ dành 5% chỉ tiêu
mỗi ngành cho phương thức xét điểm thi đánh giá năng lực.
STT |
Trường |
Điểm sàn đánh giá năng lực (Đại học Quốc gia TP HCM) |
Điểm sàn đánh giá năng lực (Đại học Quốc gia Hà Nội) |
1 |
Đại học Tài nguyên và Môi trường TP HCM |
600 |
|
2 |
Đại học Kinh tế TP HCM |
700, 730
500 (phân hiệu Vĩnh Long) |
|
3 |
Đại học Tài chính - Marketing |
700 |
|
4 |
Đại học Công nghiệp TP HCM |
650 (trụ sở chính tại TP HCM)
600 (Phân hiệu Quảng Ngãi) |
|
5 |
Đại học Đồng Tháp |
600 |
|
6 |
Đại học Nông lâm TP HCM |
700 |
|
7 |
Đại học Giao thông vận tải TP HCM |
600 |
|
8 |
Đại học Văn Lang |
750 (Răng Hàm Mặt, Y khoa, Dược học)
700 (Điều dưỡng)
650 (còn lại) |
|
9 |
Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia TP HCM |
600 |
|
10 |
Đại học Công nghệ thông tin, Đại học Quốc gia TP HCM |
600 |
|
11 |
Đại học Quốc tế, Đại học Quốc gia TP HCM |
600 |
|
12 |
Phân hiệu Đại học Quốc gia TP HCM tại Bến Tre |
600 |
|
13 |
Đại học Quy Nhơn |
600 |
75 |
14 |
Đại học Kỹ thuật y tế Hải Dương |
|
120 (Y khoa)
100 (còn lại) |
15 |
Đại học Y tế công cộng |
|
75 |
16 |
Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội |
|
80 |
17 |
Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội |
|
80 |
18 |
Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội |
750 |
80 |
19 |
Đại học Luật, Đại học Quốc gia Hà Nội |
750 |
80 |
20 |
Đại học Thương mại |
|
80 |
21 |
Học viện Tài chính |
|
100 |
22 |
Đại học Thăng Long |
|
90 |
Tính đến nay, Đại học Quốc gia TP
HCM đã tổ chức một đợt thi với hơn 88.000 thí sinh tham dự, đợt thi còn
lại sẽ diễn ra vào ngày 28/5. Trong khi đó, Đại học Quốc gia Hà Nội đã
tổ chức bốn đợt thi với 43.800 thí sinh. Bốn đợt còn lại diễn ra từ nay
đến tháng 6.
GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung
tâm Khảo thí, Đại học Quốc gia Hà Nội, cho biết phổ điểm các đợt thi
phân bố chuẩn và ổn định so với năm ngoái. Tương tự, theo TS Nguyễn Quốc
Chính, Giám đốc Trung tâm khảo thí và đánh giá chất lượng đào tạo, Đại
học Quốc gia TP HCM, phổ điểm thi đợt 1 có dạng phân bố chuẩn và trải
rộng, thể hiện khả năng phân loại thí sinh cao, thuận lợi cho công tác
xét tuyển.
Trước đó vào đầu tháng 4, ông Phùng
Quán, chuyên gia tư vấn tuyển sinh, trường Đại học Khoa học tự nhiên,
Đại học Quốc gia TP HCM, dự đoán điểm chuẩn của phương thức xét điểm thi
đánh giá năng lực sẽ không biến động lớn, nếu số thí sinh đợt hai không
tăng đột biến.
Năm nay, thí sinh có thể dùng điểm
thi đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia TP HCM đăng ký xét tuyển vào
91 trường đại học, cao đẳng trong cả nước. Với kết quả thi đánh giá năng
lực Đại học Quốc gia Hà Nội, hơn 74 trường đại học, học viện chấp nhận
để tuyển sinh.
Năm 2022, các trường đại học dành hơn 30.000
chỉ tiêu xét tuyển từ điểm của các kỳ thi đánh giá năng lực, đánh giá tư
duy. Tỷ lệ nhập học theo phương thức này chiếm khoảng 2% tổng số thí
sinh nhập học của tất cả phương thức