Thời gian hiện tại 0:00
Độ dài 1:08
Chia
sẻ về màn tranh biện với MC Khánh Vy trên sóng truyền hình, Vân Thủy
cho biết, trong bản đăng ký em đã đề cập tới những giải thưởng trong các
cuộc thi tranh biện.
Khi thấy hai người dẫn chương trình đề cập
tới kỹ năng thế mạnh của mình, Thủy liền thể hiện bản thân. Ngoài ra, nữ
sinh trường chuyên cũng muốn nhân cơ hội này để đính chính với mọi
người về bản chất thật sự của việc tranh biện.
"Là một tranh biện
viên, em từng chứng kiến và cũng trải qua việc bị mọi người mặc định
rằng tranh biện là đang cãi nhau. Vô tình chị Vy đề cập tới việc tranh
biện giống cãi nhau nên em cũng muốn nhân cơ hội này để đính chính với
mọi người rằng "tranh biện không phải cãi nhau", để mọi người hiểu hơn
về bản chất của tranh biện", Thủy chia sẻ.
Được
biết, Vân Thủy từng nhiều lần đạt giải trong các cuộc thi tranh biện
trong nước và quốc tế như: Giải vô địch Tranh biện trực tuyến châu Á
(AODC) năm 2022, tham gia cuộc thi tranh biện và hùng biện tiếng Anh
U-TALK năm 2022, nằm trong danh sách 7 người nói xuất sắc nhất bảng Việt
của giải Tranh biện Hạ Long mở rộng Ka Paio năm 2022,…
Né tránh mâu thuẫn trong đời thường, được sống là chính mình khi tham gia các cuộc thi
Thủy
nhận thấy các cuộc thi tranh biện và Đường lên đỉnh Olympia giống nhau ở
tính cạnh tranh cao, người tham gia luôn phải thể hiện tất cả những gì
bản thân đang có. Tuy nhiên, trong đời sống thường nhật, em lại là người
có xu hướng né tránh những mâu thuẫn. Vậy nên đối với Thủy, những sân
chơi như Đường lên đỉnh Olympia là nơi để em có thể giải tỏa và được
sống là chính mình.
"Trong đời sống hàng ngày, em không chỉ quan
tâm đến cảm nhận của bản thân mà còn phải chú ý đến cảm xúc của mọi
người. Em thường có xu hướng khiến mọi người xung quanh thỏa mãn hơn là
việc đi tranh biện lại về lỗi sai của ai đó khi họ mắc lỗi", Thủy chia
sẻ.
Do
đó, khi xảy ra mâu thuẫn trong cuộc sống, Thủy luôn lưu ý đến cảm xúc
của đối phương vì "đây là cuộc sống chứ không phải là cuộc chơi". Thủy
quan niệm, nếu đối với ai mình cũng hành xử nghiêm túc và kịch liệt thì
sẽ mất đi những niềm vui trong những mối quan hệ.
"Chỉ khi nào
người nói chuyện cùng mình đang bình tĩnh thì họ mới có thể cùng mình
giải quyết vấn đề. Nếu một trong hai trở nên gắt gỏng thì sẽ biến cuộc
tranh luận trở thành một cuộc cạnh tranh để tìm ra người đúng, người
sai", Thủy đưa ra quan điểm.
Thói quen tranh biện hỗ trợ đi thi Đường lên đỉnh Olympia
Sau
khi dấn thân vào giới tranh biện, Thủy bắt đầu suy nghĩ nhiều hơn về
cuộc sống xung quanh và luôn đặt câu hỏi "vì sao?" trước mỗi sự việc.
Dần dần, tư duy phản biện hình thành và trở thành một phần trong thói
quen suy nghĩ và tư duy của Thủy. Nữ sinh cũng nhìn nhận mọi thứ sâu sắc
hơn và giúp ích cho em trong việc tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh
Olympia.
"Mỗi khi xem Đường lên đỉnh Olympia, em lại suy nghĩ và
đào sâu vào mỗi câu hỏi do thói quen suy nghĩ khi tranh biện đã ăn sâu
vào lối sống của em.
Bên cạnh đó, mỗi lần tham gia một cuộc thi
tranh biện, em cũng phải trau dồi và nghiên cứu rất nhiều. Không ít lần
những vấn đề em từng gặp trong khi thi tranh biện đã xuất hiện trong
những câu hỏi của cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia", Thủy kể lại.
Thủy
cho biết thêm, bản thân em từ nhỏ đã là một người hoạt ngôn. Vậy nên
đến năm lớp 10, khi tham gia vào câu lạc bộ tranh biện, em cũng được
nhận xét là có năng khiếu trong lĩnh vực này và tham gia vào giới tranh
biện. Cũng vào năm lớp 10, thời điểm em vừa bước chân vào cấp ba, khi có
cầu truyền hình về với Trường THPT chuyên Ngoại ngữ, Thủy được truyền
cảm hứng mạnh hơn nữa để tham gia cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia.
Nữ
sinh cho biết, em luôn muốn được mọi người cổ vũ như khi mọi người cổ
vũ cho anh Nguyễn Việt Thái, nam sinh Trường THPT chuyên Ngoại ngữ từng
vào Chung kết cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia năm thứ 21