Phát
biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính thay mặt
lãnh đạo Đảng, Nhà nước, ghi nhận, biểu dương Đại học Quốc gia Hà Nội
(ĐHQGHN) về những thành tích đạt được trong thời gian qua.
Về phát
triển thời gian tới, Thủ tướng nhấn mạnh, thế giới đang biến đổi nhanh,
hàm lượng tri thức cao, việc ứng phó những thách thức an ninh phi
truyền thống cũng phải nhanh, kịp thời, hiệu quả.
Thủ tướng đề nghị ĐHQGHN tập trung làm tốt một số nội dung sau:
Thứ nhất,
phát huy bề dày lịch sử, không ngừng đổi mới sáng tạo phù hợp tình
hình, hoàn cảnh mới để xây dựng ĐHQGHN thành một cơ sở đào tạo nguồn
nhân lực và nghiên cứu khoa học theo mô hình hiện đại, có tầm cỡ, uy tín
trong khu vực và quốc tế.
ĐHQGHN tập trung vào một số lĩnh vực
khoa học cơ bản, đào tạo chuyên ngành, mũi nhọn, chất lượng cao, có thế
mạnh của Việt Nam, phù hợp với xu thế của thế giới, nhất là đào tạo
chuyên sâu các lĩnh vực chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế tuần
hoàn, phát triển bền vững.
Thứ hai, gắn kết chặt chẽ giữa
đào tạo với đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, phát triển đồng thời cả khoa
học tự nhiên và khoa học xã hội - nhân văn, khoa học cơ bản và khoa học
ứng dụng, nguồn nhân lực chất lượng cao.
Thứ ba, bám sát
thực tiễn, tập trung giải quyết những vấn đề lớn, điểm nghẽn, khó khăn,
vướng mắc; thúc đẩy khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thương mại hóa các
kết quả, sản phẩm nghiên cứu khoa học trên cơ sở tăng cường hợp tác công
tư; đẩy mạnh chuyển đổi số, ứng dụng khoa học công nghệ vào những ngành
mới nổi, những ngành mũi nhọn.
Thứ tư, ĐHQGHN phải thể
hiện khát vọng vươn lên, tập trung phát triển đội ngũ giảng viên, nghiên
cứu viên chất lượng cao, đẳng cấp khu vực, quốc tế; đổi mới, nâng cao
chất lượng dạy và học theo nhu cầu của thị trường trong nước và quốc tế,
xu thế của thời đại.
"Cần
tiếp tục phát huy, nhân rộng các hình thức tuyển sinh phù hợp, hiệu
quả, trong đó có hình thức đánh giá năng lực học sinh THPT; ĐHQGHN cần
đề xuất các cơ chế, chính sách
để phát triển; có cơ chế khuyến khích sinh viên vào học các ngành khoa
học cơ bản, ngành đặc thù, ngành hiếm để vừa phục vụ bảo tồn, phát huy
bản sắc, giá trị riêng có của quốc gia, dân tộc, vừa phục vụ sự phát
triển nhanh, bền vững đất nước", Thủ tướng nhấn mạnh.
Cũng theo
Thủ tướng, ĐHQGHN phải tăng cường đầu tư cho lĩnh vực phát triển nhân
lực nghiên cứu ở một số ngành đặc biệt như: Công nghệ vi mạch tích hợp
bán dẫn; chú trọng đẩy mạnh hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để đào tạo, nghiên cứu, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa trong lĩnh vực này.
Hỗ
trợ đào tạo nguồn nhân lực ở khu vực vùng sâu vùng xa, biên giới, hải
đảo, đặc biệt là vùng miền núi phía Bắc, miền Trung - Tây Nguyên, Tây
Nam Bộ.
Thứ năm, huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn
lực, sớm hoàn thành dứt điểm nhiệm vụ xây dựng ĐHQGHN tại Hòa Lạc, hình
thành một khu đô thị đại học xanh, hiện đại, thông minh, ngang tầm khu
vực theo mô hình 5 trong 1; tăng cường hợp tác công tư trong đào tạo và
mạnh dạn làm thí điểm.
Về những kiến nghị, đề xuất của ĐHQGHN, Thủ
tướng giao đơn vị này chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan xây
dựng báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư xây dựng Trung tâm Hỗ trợ thiết
kế đo kiểm vi mạch quốc gia và Phòng thí nghiệm chế tạo vi mạch đặt tại
Hòa Lạc do ĐHQGHN chủ trì vận hành, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Thủ
tướng đề nghị, ĐHQGHN phối hợp với Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia
xây dựng các trung tâm đổi mới sáng tạo, vườn ươm công nghệ, kết hợp cải
tạo giao thông để Hòa Lạc sớm trở thành đô thị vệ tinh lớn nhất của thành phố Hà Nội theo quy hoạch chung được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Cũng
trong buổi làm việc sáng nay (14/4), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã nghe
lãnh đạo ĐHQGHN báo cáo về tình hình tổ chức, hoạt động nói chung, trong
đó có công tác đào tạo nhân tài và nguồn nhân lực chất lượng cao cũng
như tình hình đào tạo và nghiên cứu khoa học lĩnh vực vi mạch tích hợp
bán dẫn của ĐHQGHN.
Theo Giám đốc ĐHQGHN Lê Quân, hiện đơn vị này
đã cơ bản hoàn thiện mô hình đại học đa ngành, đa lĩnh vực theo định
hướng của Chính phủ với 9 trường đại học, 5 viện nghiên cứu thành viên
và 22 đơn vị đào tạo, nghiên cứu khoa học, dịch vụ trực thuộc.
Tổng
số viên chức và người lao động là 4.667, bao gồm 2.634 cán bộ khoa học
cơ hữu. Trong số 2.251 giảng viên cơ hữu của ĐHQGHN có 62 GS và 414 PGS,
chiếm tỉ lệ 20%; tỉ lệ cán bộ khoa học có trình độ tiến sĩ, tiến sĩ
khoa học trên tổng số giảng viên cơ hữu của là 66%.
Công bố quốc
tế đã trở thành văn hóa học thuật của ĐHQGHN, với số bài báo quốc tế
trong hệ thống ISI/SCOPUS không ngừng gia tăng theo các năm, từ 400 bài
năm 2012 lên khoảng 1.600 bài năm 2022.
Thời gian vừa qua, ĐHQGHN
đã tập trung triển khai kết luận chỉ đạo của Thủ tướng với trọng tâm là
các hoạt động tại Khu đô thị đại học Hòa Lạc.
Tháng 5/2022, ĐHQGHN
đã chính thức chuyển trụ sở làm việc tới Hòa Lạc. Tới nay đã có 24/36
đơn vị trong ĐHQGHN chuyển trụ sở làm việc và hiện diện tại Hòa Lạc.
Giám
đốc Lê Quân nhấn mạnh, đầu tư cho con người, cho đội ngũ nhà khoa học
cũng đặc biệt được chú trọng trong Chiến lược phát triển ĐHQGHN.
Nhiều
chính sách đã được ban hành nhằm phát huy nội lực, góp phần quan trọng
tạo động lực để giảng viên, nhà khoa học hăng say đổi mới, nâng cao chất
lượng giảng dạy, nghiên cứu khoa học, góp phần thu hút, phát triển đội
ngũ cán bộ khoa học trình độ cao