Cuối
ngày, đón con gái học lớp 9 từ Trường THCS Giồng Ông Tố (TP Thủ Đức,
TPHCM) đến lớp học thêm, chị Hà, ở TP Thủ Đức cho biết chị đang rơi vào
tình trạng kiệt sức khi con chuẩn bị thi vào lớp 10.
Ngoài
học trên trường, từ đầu năm học này, con đã quay cuồng ở các lớp học
thêm. Từ hôm ra Tết, cháu còn đăng ký thêm lịch học vào những buổi trong
hai ngày cuối tuần.
Tính ra, cháu học thêm ở 3 điểm khác nhau,
lịch học kín mít trong tuần đến hết tháng 5 tới. Bố mẹ cũng chóng mặt
đưa đón theo lịch học của con.
Người mẹ chia sẻ, kể cả những
người không có con ở độ tuổi này cũng biết đây là kỳ thi căng thẳng nhất
đối với tuổi học trò và các gia đình. Từ năm con lớp 8, gia đình chị đã
bắt đầu nhấp nhổm về kỳ thi vào lớp 10 công lập của con.
Giành
một chỗ học ở lớp 10 công lập trở thành mục tiêu quan trọng nhất của con
gái chị Hà suốt những năm phổ thông. Đi cùng đó là sự đầu tư về công
sức, thời gian và tiền bạc lẫn sự mệt mỏi, lo âu của bố mẹ.
"Càng
đến gần kỳ thi của con, tôi càng lo âu, căng thẳng. Ai cũng than TPHCM
mấy hôm nay nắng nóng khủng khiếp, ngoài trời hơn 40 độ C nhưng với nhà
tôi cũng không "nóng" bằng kỳ thi sắp tới của con. Có thể sự bất an,
nhấp nhổm trong lòng làm tôi thấy cái nắng bên ngoài chẳng là gì", chị
Hà bày tỏ.
Mấy tháng qua, chị Hà đã giảm 5kg, người hốc hác, da xạm, mắt thâm quầng.
Nhất
là mới đây, khi Sở GD&ĐT TPHCM công bố các con số liên quan đến kỳ
thi lớp 10 công lập, trong đó chỉ tiêu giảm sâu càng làm cho người mẹ 43
tuổi thêm lo lắng, thường xuyên mất ngủ.
Dù
rằng, lường được sự cạnh tranh gay gắt ở kỳ thi, chị Hà và con đã cân
nhắc kỹ lưỡng trong việc chọn nguyện vọng, đặt những trường vừa sức.
Nhưng điều này không đồng nghĩa với việc họ có thể trút gánh nặng khi
kết quả kỳ thi này còn phụ thuộc cả vào yếu tố "hên xui".
Chưa kể, những trường con chị đăng ký đều nằm trong diện giảm chỉ tiêu.
Chỉ tiêu… đi lùi gây ám ảnh
Những
năm qua, chỉ tiêu vào lớp 10 công lập tại TPHCM ít nhiều đều tăng. Tuy
nhiên, năm học 2024-2025 lại chứng kiến một "kịch bản" đi lùi khi chỉ
tiêu giảm.
Áp lực kỳ thi này đã lớn, năm nay càng lớn hơn khi số học sinh tốt nghiệp lớp 9 tăng nhưng chỉ tiêu vào lớp 10 lại giảm mạnh.
Theo
công bố của Sở GD&ĐT TPHCM, năm học này 113 trường công lập chỉ
tuyển hơn 71.000 chỉ tiêu vào lớp 10, giảm khoảng 6.000 học sinh so với
năm ngoái.
Hơn 50% trường phổ thông giảm chỉ tiêu lớp 10, trải
rộng ở khắp các quận huyện, từ nội thành đến ngoại thành, từ trường top
đầu cho đến các trường top sau.
Trong
khi đó, thống kê của Sở GD&ĐT TPHCM, năm học này dự kiến gần
116.300 học sinh tốt nghiệp THCS, tăng 5.000 em so với năm ngoái.
Dựa
vào con số học sinh không tham gia vào kỳ thi lớp 10, chủ động chọn con
đường khác hàng năm, năm nay tại TPHCM sẽ có khoảng 102.000 học sinh
lớp 9 tham gia vào kỳ thi.
Lý giải về việc giảm chi tiêu vào lớp
10 công lập, ông Lê Hoài Nam, Phó giám đốc Sở GD&ĐT TPHCM cho biết
việc xác định tỉ lệ học sinh tốt nghiệp THCS vào học công lập thực hiện
công tác phân luồng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Theo đó chỉ khoảng 70% học sinh tốt nghiệp THCS vào lớp 10 công lập, số còn lại phân luồng qua trường tư, giáo dục thường xuyên, trường nghề…
Ngoài
ra, theo lãnh đạo Sở GD&ĐT TPHCM, nếu giao chỉ tiêu lớp 10 theo số
lượng học sinh lớp 9 có thể dẫn đến tỷ lệ ảo. Tình trạng này đã từng
diễn ra vào mùa tuyển sinh năm 2023 khi nhiều trường thừa chỗ, dù bổ sung tuyển sinh vẫn không tuyển đủ.
Tại
Hà Nội, những con số cũng không dễ thở hơn chút nào dù chỉ tiêu lớp 10
tăng hơn 1.500 học sinh. Cũng chỉ khoảng 80.000 học sinh có chỗ ở lớp 10
công lập trong khi có hơn 135.000 học sinh tốt nghiệp THCS, tăng hơn
5.000 học sinh so với năm học trước.
Sau kỳ thi, 55.000 học sinh
sẽ rời trường phổ thông công lập để học nghề, trường tư, giáo dục thường
xuyên hoặc những lựa chọn khác.
Hàng năm, các dữ liệu, con số
quanh kỳ thi lớp 10 trở thành nỗi ám ảnh của nhiều học sinh, bậc phụ
huynh. Nhắc đến những con số này có thể làm cho học sinh, phụ huynh thêm
lo âu, lo lắng và không thay đổi được thực tế hàng chục ngàn học sinh
sẽ "rớt" lớp 10 công lập.
Tuy nhiên, những con số này phần nào nói lên mức độ cạnh tranh, sự khốc liệt và áp lực mà học sinh lứa tuổi 15 phải đối mặt