Ngày 23/4 tại Ninh Bình diễn ra lễ trao giải cuộc thi Trạng nguyên Tiếng Việt dành cho học sinh tiểu học năm học 2022-2023.
Ban Tổ chức đã trao huy chương, giấy chứng nhận đoạt giải nhất, nhì, ba, khuyến khích cho các em học sinh đạt giải.
Có
10 học sinh xuất sắc được vinh danh giải Trạng Nguyên, Bảng Nhãn, Thám
Hoa, Hoàng Giáp, Tiến sĩ; trong đó giải Trạng Nguyên khối 4 đã thuộc về
thí sinh Phạm Võ Thủy Ngọc - học sinh trường tiểu học Nguyễn Thị Định
(TP. Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu).
Giải Trạng Nguyên khối 5 thuộc về thí sinh Văn Ngọc Minh - học sinh trường tiểu học Tân Dân (TP. Việt Trì, tỉnh Phú Thọ).
Trước đó một ngày, 397 thí sinh tham dự kỳ thi Đình cấp quốc gia Trạng Nguyên Tiếng Việt 2022-2023 đã tranh tài tại Ninh Bình.
Đây là những thí sinh xuất sắc trong số hơn 800.000 thí sinh Trạng Nguyên Tiếng Việt năm nay.
Đây
là lần đầu tiên, học sinh tiểu học có một chương trình riêng biệt về
tiếng Việt, với hình thức thi được mô phỏng theo các kì thi khoa bảng
thời xưa, bao gồm Thi Hương - Cấp trường, Thi Hội - Cấp tỉnh, Thi Đình -
Cấp toàn quốc.
Cuộc
thi Đình năm nay có chủ đề "Hướng về cội nguồn lịch sử", với cấu trúc
đề gồm 2 phần, dành cho học sinh lớp 4 và 5. Trong đó, phần 1 là bài thi
tự luận, phần 2 là bài thi trên hệ thống máy tính, với hệ thống kiến
thức không quá tuần 30.
Nội dung kiến thức học, thi là môn Tiếng Việt theo chương trình sách giáo khoa của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Bài
thi được thiết kế nhằm kích thích tư duy sáng tạo của trẻ với các dạng:
Ghép cặp từ đồng nghĩa; nối câu, từ trái nghĩa; sắp xếp trận tự từ;
giải ô chữ,…
Các
đề thi được tổ chức thành 12 dạng bài thi, tương ứng với 12 con giáp,
thể hiện trên nền 12 hình ảnh đặc sắc của đất nước, góp phần khơi dậy
tình yêu quê hương, tự hào về truyền thống, văn hóa dân tộc.
Theo
BTC cuộc thi, "Trạng Nguyên Tiếng Việt" được thực hiện theo Quyết định
số 1008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án "Tăng cường Tiếng
Việt cho trẻ em mầm non, học sinh tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai
đoạn 2016 - 2020, định hướng năm 2025".
Chương trình được sự ủng
hộ của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các Sở Giáo dục và Đào tạo hơn 50 tỉnh
thành, dưới sự phối hợp của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, Viện nghiên
cứu Sách và học liệu giáo dục trong 8 năm qua